【kq u20 việt nam】Giảm thuế, phí đã tác động tích cực, thực chất đến doanh nghiệp

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-12 06:51:26 来源:Empire777 作者:La liga 点击:119次

Giảm thuế,ảmthuếphíđãtácđộngtíchcựcthựcchấtđếndoanhnghiệ<strong>kq u20 việt nam</strong> phí đã trở thành đòn bẩy chính sách lớn, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.

Giảm thuế, phí đã trở thành đòn bẩy chính sách lớn, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.

Đó là những chia sẻ của ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam.

PV: Theo tinh thần của Nghị quyết 19/2017/NQ-CP và Nghị quyết 35/2016/NQ-CP của Chính phủ, đã có rất nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan được thay đổi, gỡ bỏ - ông đánh giá thế nào về điều này?

Ông Tô Hoài Nam: Thực tế, đây là một chủ trương lớn của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực ngành nghề, từng DN.

Tài chính là ngành đi tiên phong, đặc biệt là ngành Thuế và Hải quan với việc điện tử hóa các thủ tục hành chính. Điều này thể hiện qua khảo sát gần đây cộng đồng DN đánh giá số lượng thủ tục, sự phiền hà, thời gian làm thủ tục, kê khai nộp thuế đã giảm mạnh.

Theo tôi được biết, ngành Hải quan đã đặt mục tiêu trong năm 2017 sẽ hoàn thành việc xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 cho 42 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực hải quan, nâng tổng số TTHC được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 là 126/178 TTHC, đạt 70% số lượng thủ tục, trong đó có 123 TTHC được cung cấp dịch vụ trực tuyến cấp độ 4. Ngoài ra, từ tháng 3/2017, Tổng cục Hải quan đã triển khai Cổng thông tin tờ khai hải quan, qua đó cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện thủ tục hải quan tại các cơ quan liên quan. Tính đến ngày 15/10/2017 đã thu hút hơn 45.000 lượt truy cập từ 26 cơ quan và 24 ngân hàng thương mại. Ngoài ra, ngành Hải quan cũng ký kết thu thuế điện tử với 36 ngân hàng thương mại, số thu chiếm khoảng 90% ngân sách của ngành Hải quan. Điều này giúp giảm thời gian nộp thuế từ 2 ngày xuống còn 15 phút. Ngành Hải quan cũng đã ký kết với 5 ngân hàng thí điểm triển khai nộp thuế điện tử 24/7.

Ngành Thuế cũng có những cải cách lớn. Trong vấn đề hóa đơn, cơ quan thuế đã rút ngắn thời gian đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in/tự in từ 5 ngày xuống còn 2 ngày; giảm mức phạt hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản xuống còn 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng (trước đó phạt 2.000.000 đến 4.000.000 đồng).

Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đánh giá rất cao những thay đổi trên của ngành Tài chính, bởi nó đi vào thực chất, tạo điều kiện để DN kinh doanh thuận lợi. Khảo sát của Hiệp hội DNNVV cũng cho thấy mức độ hài lòng của DN đối với những cải cách, giải pháp của Bộ Tài chính đối với lĩnh vực thuế, phí và lệ phí là 70%, đối với lĩnh vực hải quan là trên 80%. Mặc dù vẫn cần phải nâng cao hơn nữa tỷ lệ này, tuy nhiên phải ghi nhận đây là một bước tiến tích cực rất quan trọng trong nhiều năm qua.

PV: Vừa qua, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một loạt các thông tư, theo hướng điều chỉnh giảm khá nhiều loại phí, lệ phí. Khi tiếp nhận thông tin này, cảm nhận của ông như thế nào?

Ông Tô Hoài Nam: Tôi thấy rất vui! Đối với mỗi DN, việc giảm một khoản chi phí đồng nghĩa với việc tạo ra một khoản tương ứng tăng lợi nhuận, thực chất là tăng năng lực cạnh tranh, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Giảm cho từng DN thì không lớn, nhưng tính trên bình diện 97% DN chúng ta đang là DNNVV thì đây là cả một bước “nhảy vọt”, thay đổi về chất.

Ông Tô Hoài Nam

Ông Tô Hoài Nam

Cụ thể, việc Bộ Tài chính giảm từ 10% đến 20% đối với từng mức thu phí bảo hộ giống cây lâm nghiệp (như quy định tại Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 9/11/2016); hay mức thu lệ phí đăng ký thành lập DN, thay đổi nội dung đăng ký DN, cấp giấy chứng nhận đăng ký DN được đề nghị giảm từ 200.000 đồng xuống 100.000 đồng/lần; giảm mức thu phí cung cấp thông tin DN theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên từ 5.000.000 đồng xuống 4.500.000 đồng/tháng (theo Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016… Dù mức giảm không lớn, nhưng chúng tôi cảm nhận rất rõ sự hỗ trợ và chia sẻ khó khăn của Chính phủ đối với cộng đồng DN.

Với nhiều loại phí cùng giảm cũng sẽ giúp cho DN tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. Đây thực tế là những đòn bẩy chính sách giúp tiết giảm chi phí cho DN, đồng thời cũng tạo thêm dư địa để cộng đồng DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.

PV: Được biết, một trong những cái khó của phần lớn các DNNVV là vấn đề tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, trong khi Nhà nước có khá nhiều “quỹ” làm việc này, ông có bình luận gì?

Ông Tô Hoài Nam: Theo tôi được biết, trong quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV hiện nay có 3 loại quỹ bao gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển DNNVV và Quỹ đổi mới sáng tạo. Mục đích của nhà làm luật khi “thai nghén” ba loại quỹ trên nhằm mục đích giúp cộng đồng DN, đặc biệt là các loại hình DNNVV, siêu nhỏ có thêm một kênh tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, nhanh chóng hơn so với việc phải gõ cửa ngân hàng mỗi khi thiếu vốn. Phần nhiệm vụ này cũng được giao cho hai đơn vị đầu mối là Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp triển khai với UBND các cấp… để nắm chắc tâm tư nguyện vọng của DN tại địa phương, đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ đúng việc, đúng đối tượng.

Riêng về Quỹ Phát triển DNNVV sẽ thực hiện theo hình thức cho vay, tài trợ các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; đầu tư cho DN khởi nghiệp sáng tạo và huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV. Theo tôi, đây là định hướng đúng đắn trong bối cảnh nguồn lực của Nhà nước có hạn, hoạt động hỗ trợ cần có trọng tâm, trọng điểm. Quỹ sẽ được bổ sung thêm các chức năng như: Cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp, đầu tư mạo hiểm, gọi vốn cộng đồng... Từ đó sẽ huy động được nguồn lực ngoài nhà nước để hỗ trợ cho DNNVV. Số liệu thống kê cũng cho biết, sau hơn 1 năm hoạt động (từ tháng 4/2016), đã có trên 1.000 lượt DNNVV tiếp cận trực tiếp với quỹ.

Quỹ bảo lãnh tín dụng cũng là một hình thức hỗ trợ vốn khác của Nhà nước dành cho các DN trong quá trình khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số DN tại địa phương cho biết, mặc dù đây là chủ trương tốt của ngành Tài chính nhằm hỗ trợ vốn, song trên thực tế quy trình thủ tục để được bảo lãnh còn phức tạp, quy định về bảo lãnh còn chưa có đột phá. Do đó, Bộ Tài chính nên có những tư vấn cho Chính phủ có nhiều quy định “nới” hơn, tạo điều kiện cho DN vay vốn dễ dàng, thuận lợi.

PV: Bên cạnh những hành động hỗ trợ tích cực của ngành Tài chính, với cương vị là Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DNNVV Việt Nam, ông có đề xuất gì để tăng hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV trong thời gian tới?

Ông Tô Hoài Nam: Điều cộng đồng DNNVV hiện nay mong muốn là chúng ta cần phải thể chế hóa thật nhanh những quan điểm đổi mới cải cách, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Muốn vậy, chúng ta phải cụ thể hóa các “công cụ hỗ trợ” như Luật Hỗ trợ DNNVV, triển khai hoạt động của các quỹ theo hướng gần với DN hơn.

Về mặt thực thi chính sách, những người thực hiện cũng cần có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ hơn. Riêng về nguồn lực hỗ trợ, nếu chỉ tính trong khả năng ngân sách thì khó, cũng nên có cơ chế cho nhà đầu tư nước ngoài, huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia vào quá trình này.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đức Việt (thực hiện)

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接