Thưa ông Luân,ávàngtrongnướcvàthếgiớithựcsựtươngđồgiải vô địch quốc gia ý hôm nay việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đấu thầu mua bán vàng miếng liệu rằng có kéo được giá vàng trong nước và giá vàng thế giới như đã kỳ vọng hay không ?
Với những điều kiện của NHNN cũng như phạm vi hoạt động của NHNN thì tôi nghĩ rằng NHNN có khả năng kéo được giá vàng trong nước biến động một cách tương đồng với biến động của giá vàng thế giới.
Việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sẽ điều tiết, thu hẹp dần nhưng không phải nằm trên một đường thẳng. Ví dụ như có thể cộng trừ một triệu đồng chẳng hạn, nếu giữ nguyên mức độ chênh lệch cụ thể nào đó, ổn định lâu dài thì tôi nghĩ là khó nhưng vẫn nằm trong một biên độ cho phép.
Ông Phạm Kinh Luân - Chuyên gia phân tích tài chính độc lập. |
Vâng thưa ông, việc đấu giá mua bán vàng miếng sẽ tác động như thế nào đến việc cấp giá tài khoản vàng đối với các tổ chức tín dụng trong thời gian sắp tới?
Hiện nay đã có 10 Ngân hàng thương mại chưa quyết toán trạng thái tài khoản của mình vì các ngân hàng đó huy động ở trong dân dưới mọi hình thức. Nếu có sự chênh lệch tạo ra áp lực nhiều thì phải mua ở bên ngoài vào, nhưng nếu cân bằng thì ko tạo ra cân bằng mà lại thừa, ví dụ như trường hợp của ngân hàng ACB.
Đến thời điểm 31/12/2012 tổng số vàng quy đổi thành tiền Việt mà phải trả cho những người mua chứng chỉ vàng cũng như những người giữ hộ vàng hoặc dưới dạng khác...tổng cộng khoảng hơn 15 nghìn tỷ.
Trong khi đó tổng tài sản quy đổi bằng vàng ra tiền Việt cũng cỡ khoảng tương đương như vậy nhưng gần đến 10 nghìn tỷ là dưới dạng cho vay thì liệu khoản đó có thu hồi được hay không, trạng thái đó sẽ bị âm và buộc lòng tới 30/6 phải quyết toán và họ phải làm từ bây giờ.
Điều này những nhà đầu cơ lớn họ sẽ biết và họ không dễ dàng bỏ qua cơ hội như vậy. Việc giúp cho đấu thầu vàng như vậy thì liên NHNN đã nói trong giai đoạn này ưu tiên cho việc bán ra để tạo bớt áp lực, NHNN nhà nước không mua tất cả mà lúc đấy tác động tâm lý vào người đang gửi có chứng chỉ đó vì đúng hạn người ta rút ra bằng vàng thay vì bằng tiền thì việc đấu thầu vàng như vậy sẽ tác động tới người đã gửi tiền vào bây giờ muốn rút tiền (vàng) ra thì họ sẽ phải cân nhắc.
Theo ông thì trong thời gian sắp tới NHNN sẽ có những chính sách như thế nào đối với thị trường vàng ?
Khi NHNN đã ra chính sách về thị trường quản lý vàng miếng thì họ sẽ để còn thị trường vàng nhẫn, vàng trang sức. Ngoài ra bước một họ sẽ quản lý thị trường này xong để ổn định và có thể tự do mua bán đảm bảo về mặt sở hữu mua bán hợp pháp tất cả mọi thứ.
Thứ hai là NHNN đang làm dự thảo liên quan đến quản lý thị trường vàng trang sức, vàng nhẫn và họ nhấn mạnh đối với các cơ sở buôn bán nào đó họ được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo về mặt chất lượng và không phải tuyên bố là được mà NHNN sẽ kiểm soát về mặt chất lượng và phải có giấy chứng nhận khi mua bán phải có hóa đơn chứng từ.
Tôi nghĩ những người có nhu cầu mua vàng tạm thời thì rất phù hợp và cần thiết cho những điều như vậy.
Người dân nên có những ứng xử như thế nào để có thể tránh được những rủi ro có thể gặp phải thưa ông?
NHNN không phải đã không nói mà đã nói trước rất lâu nhưng không nói xong là được ngay mà phải có từng bước đi, từng mớ bòng bong gỡ ra thì không thể cứ cầm kéo chỗ nào tắc là cắt mà phải gỡ dần dần cho nên những chính sách đưa ra phải từng bước một.
Khi đã nói tới vàng miếng sau đó đổ dồn sang mua vàng nhẫn, coi như là một dạng tích trữ nhưng bây giờ mua lại không có hóa đơn chứng từ như những trường hợp như trước đây thì bây giờ không biết kêu ai cho nên khi họ đã chỉ ra cho lộ trình chính sách thì họ sẽ làm như vậy thì nói chung người dân phải nhìn thấy được điều đó, tránh trường hợp mua xong rồi không có hóa đơn chứng từ không đảm bảo chất lượng mà tôi nghĩ nhiều người mua vàng đã gặp, nhất là mua vàng nhẫn, vàng trơn.
Xin cảm ơn ông !
Long Nguyễn