当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【bóng đá dữ liệu hôm nay】Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Khuyết tật bẩm sinh nên trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt,ẻkhuyếttậthanhậpcộngđồbóng đá dữ liệu hôm nay học tập. Song với tình yêu thương của gia đình, sự quan tâm của thầy cô, cộng đồng đã tạo điều kiện, nâng bước các em trên con đường hòa nhập.

Giờ học của học sinh khiếm thị tại Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh.

Giúp trẻ khuyết tật học kiến thức và cả kỹ năng sống

Mỗi ngày chị Lê Kim Khuyên, ở xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, đều dành thời gian đưa rước con đi học ở Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh. Con trai của chị Khuyên - cháu Phan Minh Phú (13 tuổi) bị khuyết tật bẩm sinh. Khi sinh ra Phú cũng như bao đứa trẻ khác, lúc được 1 tuổi, gia đình phát hiện Phú không nghe và nói được, đưa cháu đi khám bác sĩ. Qua thăm khám, bác sĩ cho hay Phú bị câm điếc bẩm sinh. Từ đó, gia đình đưa cháu đi chữa trị ở nhiều nơi, nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi. Do bị khuyết tật, Phú rất mặc cảm, ít vui đùa, giao tiếp với mọi người xung quanh.

Với mong muốn giúp con hòa nhập cộng đồng, gia đình đã đưa Phú vào Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh để cháu được học chữ, học cách giao tiếp. Tại đây, Phú được các thầy cô giáo hướng dẫn về ngôn ngữ ký hiệu, các kỹ năng sống. Sau gần 2 năm học ở trường, Phú hoạt bát, nhanh nhẹn hơn, biết chào hỏi mọi người.

Chị Khuyên chia sẻ: “Trước đây, do không giao tiếp được với mọi người, con hay giận, khóc la. Sau quá trình học ở trường con tiến bộ rõ rệt, thành thạo các kỹ năng cơ bản; giao tiếp với mọi người nhiều hơn. Thấy con được như vậy, gia đình tôi mừng lắm”.

Để Phú cũng như các em học sinh khiếm thính học chữ, các thầy cô giáo ở Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh đã dùng ngôn ngữ ký hiệu để truyền tải kiến thức cho học trò. Dạy các em học sinh bình thường đã khó, dạy học sinh khiếm thính còn khó khăn hơn gấp nhiều lần, các giáo viên ngoài sự kiên trì, còn có tấm lòng, tình yêu thương, sự thông cảm đối với các em.

Cô Phan Thị Bích Liễu, giáo viên Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, cho biết: “Ban đầu khi mới giao tiếp với các em, chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như các em khiếm thính phải dùng những ký hiệu diễn tả lặp đi lặp lại nhiều lần các em mới hiểu. Cảm xúc của các em rất mạnh, nên khi gặp chuyện là phản ứng gay gắt. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi không chỉ giúp các em học ngôn ngữ, kiến thức, mà còn chú trọng kỹ năng sống”.

Tạo điều kiện để các em phát huy khả năng

Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh đang nuôi dạy 34 em, trong đó có 29 em khiếm thính và 5 em khiếm thị. Nhờ sự ân cần dạy dỗ của thầy cô giáo, từ những đứa trẻ nhút nhát, tự ti, các em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, vui đùa cùng bạn bè và mọi người xung quanh. Qua ngôn ngữ ký hiệu, em Nguyễn Đặng Huyền Trăm (19 tuổi), học sinh lớp 5 Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, cho biết: “Em học ở trường đã 6 năm. Được thầy cô giảng dạy, em có thể giao tiếp với mọi người qua ngôn ngữ ký hiệu. Em không còn sợ người lạ như lúc trước”.

Ngoài dạy văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, ngành chức năng còn chú trọng dạy nghề cho trẻ khuyết tật. Ông Đỗ Văn Bửu, Phó Hiệu trưởng Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, cho biết: “Học sinh ở trường chủ yếu là khiếm thính, khiếm thị. Nhà trường chỉ dạy đến lớp 5, sau khi ra trường hầu hết các em đều quay về nhà trong sự đùm bọc của gia đình, chưa có khả năng tự nuôi sống bản thân. Vì vậy, khi được học nghề sẽ giúp các em có thêm điều kiện tìm được việc làm, hòa nhập cộng đồng”.

Năm 2023, thành phố Vị Thanh đã mở 2 lớp đào tạo nghề cho học sinh khuyết tật. Là một trong những đơn vị tham gia đào tạo nghề cho người khuyết tật, theo ông Trần Thanh Tú, Giám đốc Công ty TNHH TM - DV Thanh Tú (thành phố Vị Thanh), dạy nghề cho các em học sinh khuyết tật rất khó, giáo viên phải nỗ lực gấp nhiều lần, hướng dẫn từ từ, “cầm tay chỉ việc” cho các em. Dẫu công việc vất vả hơn so với những lớp nghề khác, nhưng thấy các em ham học, giáo viên cảm thấy phấn khởi.

Để chăm sóc, bảo vệ trẻ khuyết tật, các xã, phường, thị trấn chủ động rà soát số trẻ khuyết tật trên địa bàn, hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và chi trả các chế độ bảo đảm đúng quy định. Cộng tác viên công tác xã hội thường xuyên theo dõi, kịp thời hỗ trợ các em.

Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh có trên 21.000 người khuyết tật. Trong đó, có trên 1.200 trẻ em bị khuyết tật. Đến nay, trẻ khuyết tật trong tỉnh được trợ giúp, chăm sóc bằng các hình thức khác nhau: Phục hồi chức năng, giáo dục hòa nhập, hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, được tặng xe đạp. 100% trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế…

Ông Ngô Triều Phương, Chủ tịch Hội Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, cho biết: “Ngoài thực hiện đúng, đủ các chính sách dành cho trẻ khuyết tật theo quy định, tỉnh còn mở các lớp dạy nghề, tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng. Chúng tôi tiếp tục phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ khuyết tật, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng”.

Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh có trên 21.000 người khuyết tật. Trong đó, có trên 1.200 trẻ em bị khuyết tật. Đến nay, trẻ khuyết tật trong tỉnh được trợ giúp, chăm sóc bằng các hình thức khác nhau: Phục hồi chức năng, giáo dục hòa nhập, hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, được tặng xe đạp. 100% trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế…

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

分享到: