【nhạn định bóng đá hôm nay】Năm 2016 ngành bán lẻ lên ngôi?

 人参与 | 时间:2025-01-13 03:01:13

Cuộc điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2015 cho thấy khá nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có tên tuổi chọn lựa thu hẹp lĩnh vực,ămngànhbánlẻlênngônhạn định bóng đá hôm nay ngành hàng thì đứng ổn định, còn những doanh nghiệp đầu tư lan man thì gặp nhiều vấn đề, thậm chí rớt khỏi danh sách bình chọn…

Năm 2016 ngành bán lẻ lên ngôi ?Năm 2016 ngành bán lẻ sẽ có một cuộc sáo trộn đáng kể

Hội nhập FTA, bị động và bối rối

Bước vào 2016, Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa và chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời là năm đầu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp cho rằng, những gì xảy ra năm 2016 là chuyện đã được “lập trình” trước chứ không hề ập đến một cách tức thời, và các doanh nghiệp cũng đã sắp xếp trước cho mình, tùy điều kiện, tính toán tầm ngắn hay dài.

Các quốc gia trong khu vực chuẩn bị cho các FTA rất bài bản, công phu và trở thành chiến lược cấp quốc gia. Thái Lan dù chính trị xáo trộn vẫn giữ chiến lược tận dụng cơ hội từ AEC. Họ đã đầu tư 66 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng để kết nối với các quốc gia ASEAN để Thái thành một trung tâm của AEC.

‘Nhưng dường như chúng ta chưa hoàn toàn có tâm thế mới trong cuộc chơi mới. Đến giờ mà nhiều doanh nghiệp hãy còn xa lạ với khái niệm giá trị thương hiệu. Chúng ta lo định giá tài sản hữu hình như máy móc, nhà xưởng, đất đai, nhưng thế giới lại cạnh tranh bằng thương hiệu, bằng sáng chế. AEC hay TPP là “chơi” theo kiểu mới, mọi thứ “vũ khí” bảo vệ doanh nghiệp nội địa đã biến tướng nhiều, bài toán cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn nhiều’, bà Hạnh cho biết.

Cũng theo bà Hạnh, hệ lụy của sự bối rối, bị động này có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp liên tục vướng mắc vào vòng lao lý, kiện tụng. Giới thương mại quốc tế lúc nào cũng sẵn sàng đi kiện, coi đó là một chi phí đầu tư chứ không phải là phí tổn. Còn ở ta vẫn quan niệm vô phúc đáo tụng đình. Nhiều doanh nghiệp lớn kinh doanh bằng quan hệ chứ không phải bằng năng lực hay hiểu biết về luật lệ.

Cơ hội của bán lẻ

Một số đại gia đầu tư ồ ạt vào nông nghiệp và biến lĩnh vực này thành điểm nóng. Có thể trên thị trường đang thiếu rau sạch, thịt sạch, cá sạch, gạo sạch… và họ nhìn thấy cơ hội. Nhưng để giáo dục tiêu dùng, cấu trúc lại nông nghiệp, thay đổi tập tính người nông dân… là những vấn đề có tính lịch sử. Nông nghiệp của nước ta chạy theo số lượng, nghiện phân thuốc hóa học, phải mất rất nhiều tài lực và thời gian. Câu hỏi đặt ra là họ sẽ đeo đuổi đến cùng hay không?

Trong khi đó, bán lẻ là lĩnh vực rất được quan tâm, vốn là yếu tố quyết định đầu vào, quyết định sản xuất của doanh nghiệp. Nước ta dân số đông, người tiêu dùng lại đang trong độ tuổi trung bình trẻ. Nhờ vậy, khả năng kích cầu mua sắm trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn đến các hệ thống phân phối bán lẻ bởi đây là con đường ngắn nhất, nhanh nhất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Bản thân các doanh nghiệp nước ngoài cũng nhận thấy tiềm năng to lớn mà thị trường bán lẻ Việt Nam có thể mang lại. Chẳng hạn Hãng Singha của Thái Lan vừa mới rót hơn 1 tỷ USD vào Masan. Chưa biết sản phẩm của Masan sẽ vào bếp của các gia đình ASEAN như thế nào nhưng hàng Thái sẽ tràn vào Việt Nam thêm qua hệ thống của Masan và đây sẽ là một thách thức cho hàng Việt.

TPBank nhận giải thưởng 'Ngân hàng Bán lẻ Tốt nhất Việt Nam 2015' 顶: 832踩: 46