【kq chau a】Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trăn trở 3 chương trình mục tiêu quốc gia bị chậm
Ngày 13/10,óThủtướngTrầnLưuQuangtrăntrởchươngtrìnhmụctiêuquốcgiabịchậkq chau a Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới.
Đề xuất phân cấp cho địa phương quyết định trình tự, thủ tục
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tiến độ phân bổ, sử dụng nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tại cả Trung ương và các cấp tại địa phương đều chậm.
Việc triển khai các dự án này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách trong việc áp dụng quy định của một số luật chuyên ngành. Một số vướng mắc mang tính đặc thù của một địa phương.
Vì vậy, Chính phủ đề xuất trình Quốc hội cho phép HĐND cấp tỉnh được phân cấp cho UBND cùng cấp quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Chính phủ cũng đề xuất giao kế hoạch đầu tư công trung hạn với các dự án, công trình dự kiến áp dụng cơ chế đặc thù như cho phép các địa phương phân bổ, giao dự kiến tổng nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo cơ chế đặc thù; chưa bắt buộc giao tên danh mục dự án, quy mô dự án cụ thể.
Ngoài ra cũng cần quy định cho phép các địa phương được sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách tự cân đối của địa phương ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách, để cho các đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia vay vốn tín dụng ưu đãi.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân đến hết 31/ 12/2024 đối với vốn ngân sách nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 để đảm bảo đủ nguồn lực cho địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Chính phủ đề xuất được thí điểm phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Làm gọn nhẹ các thủ tục
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và nhiều ý kiến trong phiên họp cơ bản ủng hộ các đề xuất của Chính phủ và cho rằng nên đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Nên thay đổi cách tiếp cận theo hướng giảm thiểu, làm gọn nhẹ các thủ tục để người dân có thể dễ dàng tiếp cận, chỉ đưa ra những hướng dẫn, định hướng chung, không nên siết chặt quản lý quá chặt chẽ, theo Phó Chủ tịch Quốc hội.
Bày tỏ việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia luôn luôn chậm là vấn đề trăn trở, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quangcho biết Chính phủ đề xuất với Quốc hội chuyển nguồn của năm 2023 sang năm 2024. Chính phủ đã đề nghị các địa phương bằng mọi giá phải giải ngân hết nguồn vốn năm 2023 và các địa phương đã cam kết điều này.
Nêu thực tế các chương trình này hiện vướng cả những quy định, nghị định và thông tư, Phó Thủ tướng mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ ban hành nghị quyết giám sát để tháo gỡ vướng mắc việc thực hiện các chương trình này.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, về cơ bản Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với các chính sách có tính đặc thù Chính phủ đề nghị để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Chính phủ cần tiếp tục hoàn chỉnh tờ trình, lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành, báo cáo đánh giá tác động, nêu một số nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để thực hiện các cơ chế này, gửi sớm các cơ quan của Quốc hội để Hội đồng Dân tộc thẩm tra chính thức trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới đây.
Bộ trưởng Nội vụ trả lời câu hỏi ‘tiền đâu để tăng lương’ từ 1/7/2024
Bộ trưởng Nội vụ cho biết, dự kiến khi thực hiện chính sách tiền lương mới, tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2024 thì giai đoạn 2024 - 2026 ngân sách cần chi thêm gần 500.000 tỷ đồng.相关文章
Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
Doanh nghiệp thẩm định giá phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp Chuẩn mực thẩm định giá về thu2025-01-25Bảo hiểm y tế hộ gia đình: Nhiều vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ
Từ 1/1/2015, Luật BHYT sửa đổi bổ sung một số điều chính thức có hiệu lực. Trong quá trình thực hiện2025-01-25- “Với mục tiêu hướng về cơ sở, lấy CĐC2025-01-25
Cô Phan Ngọc Thuỳ Hương và kinh nghiệm dạy Toán lớp 1
Lớp 1 là lớp đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông, do vậy, trong công tác giảng dạy gặp khôn2025-01-25Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
Chiều 9/9, Công an quận Long Biên, Hà Nội cho biết, vừa bắt nghi phạm Lương Văn T2025-01-25Nhiều chương trình hỗ trợ bệnh nhân phong
Cà Mau không chỉ được công nhận đã loại trừ được bệnh phong mà trong thời gian qua tỉnh còn2025-01-25
最新评论