4 năm nay,ôiconvậttrơntuộttrongnhàthutiềntỷmỗinăgiờ đá banh hôm nay ông Trương Quang Hùng (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu) gần như dành trọn thời gian trong ngày cho 100 bể nuôi lươn với khoảng 250.000 con của gia đình.
Các bể nuôi của ông Hùng theo mô hình nuôi không bùn, giúp người nuôi quan sát tốt quá trình sinh trưởng của lươn. Lươn ít bệnh hơn và cho năng suất cao hơn phương thức nuôi bùn.
Nếu tính về khối lượng, ông bán ra thị trường khoảng 4 tấn lươn thương phẩm/tháng, cung cấp chủ yếu cho thương lái tại tỉnh. Ngoài thương phẩm, ông Hùng còn nhân giống, bán khoảng 40.000 con lươn giống/tháng.
“Nuôi lươn không bùn hiệu quả. Lươn phát triển đồng đều, sạch. Thu nhập từ lươn khoảng 200 triệu đồng/tháng”, ông chia sẻ.
Thấy được tiềm năng của thị trường, ông Bình Minh (huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng đầu tư số tiền hơn 4 tỷ đồng để mở trang trại nuôi lươn diện tích hơn 4.000m2. Mục tiêu của hộ gia đình này là cung cấp ra thị trường 12-14 tấn lươn sạch/năm.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Tấn Giang, Chi hội trưởng Nuôi lươn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay, hầu như các địa phương của tỉnh đều có hộ gia đình nuôi lươn. Những hộ nuôi lớn có số lượng tới trên 50 bể nuôi/hộ, các hộ có số lượng dưới 10 bể nuôi là rất nhiều. Mỗi bể có diện tích trung bình khoảng 5-6m2.
Theo ông Giang, để đạt hiệu quả khi nuôi, điều quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Nước vào bể nuôi phải được xử lý qua hệ thống lọc công nghiệp. Có như vậy, nuôi lươn không bùn mới có độ hao hụt thấp.
Bản thân ông Giang cũng đang sở hữu 50 bể nuôi ngay tại nhà ở huyện Đất Đỏ. Do mật độ nuôi đang là 500 con/m2 nên lượng phân lươn thải ra lớn, nước trong bể phải luôn đảm bảo vệ sinh. Ông thay nước 2 lần/ngày cho mỗi bể nuôi.
Ước tính, gia đình ông Giang thu hoạch 12 tấn lươn thịt/năm, giá bán tại bể là khoảng 90.000 đồng/kg. Đối với lươn giống (500 con/kg), ông cung ứng tới 600.000 con/năm cho khách hàng trong tỉnh và các địa phương như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai.. Giá bán lươn giống từ 3.500-4.000 đồng/con. Tổng cộng, gia đình đang thu khoảng 3 tỷ đồng/năm từ việc nuôi con vật "trơn tuột" này.
Ở thời điểm hiện tại, Chi hội trưởng Nuôi lươn của tỉnh đánh giá, các thương lái đang chủ động đi tìm nguồn hàng để mua, chứ người nuôi không thiếu đầu mối tiêu thụ. Tuy nhiên, do chất lượng lươn nuôi ở khu vực miền Tây kém nên thương lái đang tìm cách ép, hạ giá chung lươn thu mua trên thị trường.
Dẫu vậy, lươn chất lượng tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nếu bị hạ giá quá thấp, người nuôi sẽ không chấp nhận cung hàng.
Đề cập về xuất khẩu, ông cho biết, trước dịch Covid-19, lươn có giá hơn hiện tại bởi hàng đã từng được bán qua Trung Quốc. Tuy nhiên, từ thời điểm dịch đến nay, lươn đã tạm ngừng xuất khẩu. Lươn muốn vào được Trung Quốc phải qua khâu kiểm soát chặt ký sinh trùng và không được có dư thừa kháng sinh trong thịt. Các nước châu Âu còn yêu cầu thịt lươn không được nhiễm yếu tố kim loại.
"Hầu như chưa có cơ sở nào trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu khắt khe về xuất khẩu lươn hiện tại. Do đó, các hộ nuôi lớn trong Chi hội đang muốn hướng tới nuôi lươn sạch quy mô lớn, chất lượng ngay từ khâu con giống, hoàn toàn không có kháng sinh trong quá trình nuôi. Có như vậy, lươn Bà Rịa-Vũng Tàu mới sớm tìm được thị trường xuất khẩu trong tương lai", ông Giang nói.
Tạo ra ‘vương quốc triệu giun’, nông dân thu hàng tỷ đồng mỗi nămKích điện bắt giun đất để bán cho thương lái Trung Quốc đang là vấn nạn. Trong khi, ở nhiều địa phương, nhờ tạo ra “vương quốc triệu giun” mà người nông dân có thể thu được tiền tỷ mỗi năm.