游客发表
发帖时间:2025-01-11 06:05:47
Bị can và bị cáo:
TheộtsốthuậtngữtrongBộluậtHigravenhsựtran bong toi nayo quy định tại Khoản 1, Điều 60 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì: Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của bộ luật này. Và theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 thì: Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của bộ luật này.
Người bị tạm giữ và người bị tạm giam:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 59 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì: Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Và theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thì: Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Và theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thì: Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Người làm chứng, người chứng kiến:
Tại Khoản 1, Điều 66 quy định về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Về người chứng kiến, tại Khoản 1, Điều 67 trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định như sau: Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của bộ luật này.
Đầu thú và tự thú:
Theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 4 trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì: Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Và theo quy định tại Điểm i, Khoản 1 của Điều 4 thì: Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Áp giải và dẫn giải:
Theo quy định tại Điểm k, Khoản 1, Điều 4 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì: Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử. Và tại Điểm l, cũng trong Khoản 1, Điều 4 có quy định như sau: Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
Phạm tội 2 lần trở lên và tái phạm:
Đối với thuật ngữ phạm tội 2 lần trở lên, cho đến nay chưa có văn bản quy phạp pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể và đầy đủ về thuật ngữ này. Chỉ biết rằng, tại Điểm g, Điều 52 của Bộ luật Hình sự 2015, đây là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời cũng là một tình tiết định khung tăng nặng của nhiều tội trong Bộ luật Hình sự. Còn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24-12-2007 thì phạm tội hai lần được hiểu là phạm cùng một tội, từ 2 lần trở lên, nhưng những lần trước chưa bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội danh đó. Và từ những quy định trên của pháp luật, các chuyên gia pháp lý thống nhất rằng: Là người phạm tội trước đó đã thực hiện cùng một tội từ 2 lần trở lên hoặc có thể có nhiều hành vi phạm tội ở các tội khác nhau nhưng chưa bị truy cứu khi vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về thuật ngữ tái phạm, tại Điều 53 của Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định như sau: Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tóm lại, tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm:
Về thuật ngữ che giấu tội phạm, tại tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau như sau: Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm… Nói cách khác, hành vi che giấu tội phạm là người không hứa hẹn trước mà che giấu về hành vi phạm tội.
Đối với thuật ngữ không tố giác tội phạm, tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Từ quy định này, có thể hiểu không tố giác tội phạm là người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan chức năng.
Nghi can và nghi phạm:
Xét dưới góc độ pháp lý, trong Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như trong Bộ luật Hình sự hiện hành chỉ tồn tại các tên gọi: Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đồng thời, cho đến nay, trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng và điều tra hình sự không tồn tại các thuật ngữ pháp lý về thuật ngữ nghi can, nghi phạm. Vì vậy, tên gọi pháp lý đối với người bị bắt bằng nghi can, nghi phạm đều không chính xác. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ ngữ nghĩa, thì “nghi can” được hiểu là người bị nghi là có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt. Còn “nghi phạm” được hiểu là người bị nghi là tội phạm, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt.
NV
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接