当前位置:首页 > World Cup

【soi kèo as monaco】Gốm sứ ngự dụng phủ vàng trong Hoàng cung Thăng Long

Ngày 20/12,ốmsứngựdụngphủvàngtrongHoàngcungThăsoi kèo as monaco Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức trực tuyến tọa đàm khoa học quốc tế Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Tọa đàm nhằm bước đầu công bố một số kết quả nghiên cứu mới về đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long trong bối cảnh đồ gốm sứ ngự dụng ở châu Á. Tọa đàm đã nhận được 12 tham luận, trong đó có 6 tham luận từ các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản và 6 tham luận của các nhà khoa học Việt Nam.

Các tham luận chủ yếu đề cập tới những thành tựu nghiên cứu mới liên quan đến các loại hình đồ gốm sứ dùng trong Hoàng cung, trong đó có đồ ngự dụng dựa trên tư liệu khảo cổ học và sử học, cũng như nghiên cứu so sánh đồ gốm sứ ngự dụng được sản xuất và sử dụng trong hoàng cung của Trung Quốc và Nhật Bản.

{ keywords}
 Đĩa hoa lam vẽ rồng thời Lê sơ, thế kỷ 15.

Từ khi phát hiện khu di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2002-2004, những bằng chứng tin cậy về sản phẩm đồ sứ do lò quan Thăng Long sản xuất cùng những đồ sứ ngự dụng đích thực dùng trong Hoàng cung Thăng Long xưa được tìm thấy đã cung cấp đủ cơ sở khoa học để khẳng định. Dựa vào kết quả nghiên cứu trong nhiều năm về đồ gốm Thăng Long, PGS.TS. Bùi Minh Trí, chuyên gia gốm cổ Việt Nam cho biết rằng, tất cả những sản phẩm gốm cao cấp thời Lê sơ có đề chữ Quan và trang trí hình rồng chân có 5 móng đều là sản phẩm của lò quan Thăng Long và đó là đồ ngự dụng. 

Dựa trên các chuẩn mực biểu trưng quyền lực của hình tượng rồng thời Lê sơ phân tích ở trên, PGS.TS Bùi Minh Trí đã đề xuất khái niệm về đồ gốm cao cấp của Việt Nam chuyên chế cho nhà vua sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long gọi là đồ ngự dụng/đồ gốm ngự dụng. Đây là những đồ dùng vật dụng trong cung, phản ánh quyền lực/quyền uy và đẳng cấp cao sang, vượt trội so với đồ gốm của các tầng lớp trong xã hội đương thời.

{ keywords}
Bát sứ trắng mỏng thấu quang in nổi hình rồng và chữ Quan thời Lê sơ, thế kỷ 15. 

"Có thể nói, sự kết hợp tài ba giữa các loại men (men lam, men xanh lá cây, men đỏ, men vàng) và phủ vàng thật lên trên các họa tiết đã tạo nên những sắc thái độc đáo, mới lạ và sang quý cho những đồ gốm sứ ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long", PGS.TS. Bùi Minh Trí nói.

Tuy nhiên, theo PGS.TS. Bùi Minh Trí, phát hiện quan trọng và thú vị nhất về đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ là đồ sứ men trắng thấu quang. Đây là những đồ sứ đặc sắc nhất, cao cấp nhất và điển hình nhất trong số những sưu tập đồ sứ ngự dụng tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Phát hiện quan trọng này đã đem lại sự ngạc nhiên và sự cảm phục cho giới chuyên môn và những người yêu cổ ngoạn về đồ sứ Việt Nam.

{ keywords}
Đây là chiếc bát hiếm hoi còn nguyên vẹn nhất trong tất cả các loại đồ gốm ngự dụng thời Lê sơ đào được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. 

Chiếc bát men trắng, thấu quang tìm thấy ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2003 là chiếc bát hiếm hoi còn nguyên vẹn nhất trong tất cả các loại đồ gốm ngự dụng thời Lê sơ đào được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng là chiếc bát đặc sắc duy nhất có được ở khu di sản Hoàng thành Thăng Long mà không có nơi nào có được, kể cả di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) hay các bảo tàng lớn nổi tiếng hoặc các sưu tập tư nhân giàu có nhất ở trong nước và trên thế giới.

Đặc biệt, ngay sau khi phát hiện, tháng 10/2004, Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã đến tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã rất thán phục, ngợi ca về phẩm cấp cao quý, chất lượng tuyệt hảo, vẻ đẹp tinh mỹ của đồ án hình rồng khi chiêm ngưỡng chiếc bát này.

Có thể nói, những khám phá quan trọng của khảo cổ học tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2002-2004 đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá, cho chúng ta thấy chân thực, rõ ràng hơn về các loại đồ gốm dành cho nhà vua. Đây là những đồ dùng, vật dụng không thể thiếu, có vai trò rất quan trọng trong đời sống Hoàng cung, từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật đến các yến tiệc của nhà vua và triều đình trong các dịp đại lễ, sinh nhật vua, lễ đăng quang của nhà vua hay lễ tấn phong Hoàng Thái hậu… Ngoài ra, nhiều đồ gốm quý còn được dùng làm đồ tự khí trong các tôn miếu hay được dùng làm đồ vật trang hoàng nội thất của các cung điện, lầu gác nhằm điểm tô vẻ đẹp quyền quý, cao sang của chốn cung đình.

PGS.TS. Bùi Minh Trí có thể tạm kết luận rằng, những đồ sứ ngự dụng tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, không những cung cấp bằng chứng quan trọng trong việc nghiên cứu đồ gốm lò quan Thăng Long và đồ gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long mà còn cho chúng ta có những cảm nhận chân xác và sâu sắc hơn về các loại hình đồ sứ ngự dụng dành riêng cho các vua chúa Đại Việt sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.

Tình Lê

Ảnh: Viện nghiên cứu Kinh thành 

Ngói rồng men vàng đặc sắc tại Hoàng Thành Thăng Long

Ngói rồng men vàng đặc sắc tại Hoàng Thành Thăng Long

Loại ngói rồng men vàng là loại ngói cao cấp nhất, nó được sử dụng để lợp trên mái tòa chính điện trong Cấm thành, tức điện Kính Thiên - Hoàng Thành Thăng Long.

分享到: