【kqbd v league 1】Bị trầm cảm phải mua từng viên để tiết kiệm do bệnh viện thiếu thuốc
Bà T.H.P (62 tuổi) hiện sống tại quận 6,ịtrầmcảmphảimuatừngviênđểtiếtkiệmdobệnhviệnthiếuthuốkqbd v league 1 TP.HCM. Bà P. và chồng đều đăng ký khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện 30/4. Đây là nơi bà rất tin tưởng và chưa từng có lời phàn nàn.
Tháng 2 vừa qua, sau khoảng thời gian mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, bà P. đi bệnh viện và được chẩn đoán bị trầm cảm, rối loạn lo âu.
“Bác sĩ nói tôi phải uống thuốc liên tục trong 6 tháng. Ban đầu mình cũng lo về chi phí nhưng bảo hiểm chi trả đến 95%, tôi chỉ cần đóng 5% thôi nên đỡ lắm".
Vậy nhưng, sự yên tâm chỉ kéo dài vỏn vẹn một tháng. Lần tái khám trở nên mệt mỏi và căng thẳng gấp đôi bởi cảnh thiếu thuốc. Đó là những trải nghiệm rất đáng quên, đặc biệt là với người bệnh trầm cảm.
Tháng 2/2022, toa thuốc của bà P. có 4 loại thuốc. Tháng 3/2022, toa chỉ còn 2 loại (vitamin và hoạt huyết dưỡng não), thiếu thuốc đặc trị trầm cảm. Tình trạng kéo dài đến tháng 5/2022, toa thuốc thiếu luôn cả hoạt huyết dưỡng não.
Theo bà P., loại thuốc cần nhất là Zoloft 50mg. “Nhưng bác sĩ nói thẳng là bệnh viện không còn, do cơ quan y tế đấu thầu sao đó nên rất nhiều bệnh viện cũng thiếu thuốc như vậy. Bác sĩ nói tôi thông cảm và mua bên ngoài giúp”.
Thuốc Zoloft 50mg được chỉ định điều trị triệu chứng bệnh trầm cảm. Ban đầu, bà P. chỉ cần uống nửa viên/ngày nhưng khi bệnh nặng hơn, bác sĩ điều chỉnh tăng lên thành 1 viên/ngày. Như vậy, mỗi tháng bà phải uống 30 viên.
Thuốc được đóng gói 1 hộp 30 viên, có giá từ 414.000 – 465.000 đồng/hộp tùy cửa hàng, tức là mua lẻ 14.000 -15.500 đồng/viên. Với một cán bộ hưu trí trong cảnh bão giá hiện nay, con số này là một áp lực không nhỏ.
“Đâu phải khi nào cũng sẵn tiền. Tôi thường mua lẻ 5 viên uống cầm chừng, hoặc 10 viên. Khi nào dư dả thì tôi mua nguyên hộp", bà P. chia sẻ.
Để đỡ gánh nặng cho bà P., bác sĩ đã từng thay thế bằng một loại thuốc trầm cảm khác rẻ hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân bị tác dụng phụ, ngủ li bì rất khó đánh thức nên quay lại sử dụng Zoloft.
Lần tái khám gần nhất, ngày 18/5, đơn thuốc BHYT chỉ còn 2 loại: Neurixal (khoáng chất, vitamin) và Egolanza 10mg (một loại thuốc thần kinh). Bà P. phải mua thêm bên ngoài thuốc Mirastad 30mg (thuốc được sử dụng cho bệnh nhân gặp phải cơn trầm cảm nghiêm trọng) với liều dùng nửa viên/ngày.
“Tôi đọc báo, vẫn thấy thiếu thuốc nhiều nơi lắm. Bệnh viện báo hết hoạt huyết dưỡng não nhưng bên ngoài họ đã tăng giá hơn 10%...”, bà P. tâm tư. “Chúng tôi đóng tiền bảo hiểm y tế bao năm rất sòng phẳng nhưng giờ phải chịu cảnh thiếu thuốc. Điều này rất không công bằng.
Mỗi tháng, tôi vẫn phải đến bệnh viện xếp hàng, chờ đợi, mỏi mệt, nhưng cuối cùng cầm đơn thuốc ra ngoài mua". Khoản tiền này, BHYT không thanh toán lại cho người bệnh.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, hậu quả của tình trạng thiếu thuốc ở các cơ sở y tế là túi tiền, sức khỏe của người bệnh bị đe dọa. Khi bệnh tình nặng nề hơn, họ lại bắt buộc phải đến bệnh viện điều trị, như một vòng luẩn quẩn.
“Ngày mai là tôi hết thuốc, lại phải mua vài viên uống tạm cô ạ. Bác sĩ nói tôi phải điều trị liên tục 6 tháng, có muốn bỏ cũng không được. Trầm cảm mà.
Tôi cũng mệt mỏi lắm”, bà P. nói.
Chiều 23/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình cung ứng thuốc, vật tư y tế và các giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế là vấn đề nghiêm trọng, đang diễn ra tại nhiều nơi, khiến người dân lo lắng.
Chính phủ đã nắm được qua các báo cáo, phản ánh của người dân, các cơ quan báo chí và đã nhiều lần chỉ đạo Bộ Y tế thống kê, đánh giá một cách khoa học, thực tiễn, khách quan, trung thực và có hướng khắc phục kịp thời.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành phải quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân với trách nhiệm cao nhất.