【tai xiu hom nay】Đừng tự tước đi quyền lợi khi mua hàng online
Mua sắm online tác động “cuộc đua" thị phần bán lẻ | |
Báo động lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng giả,Đừngtựtướcđiquyềnlợikhimuahàtai xiu hom nay hàng cấm | |
Mua online nhưng thanh toán bằng... tiền mặt: Lỗ hổng niềm tin |
Nghị định 126 đã có quy định chặt chẽ hơn trong việc quản lý thuế các cá nhân kinh doanh online. Ảnh: Thuỳ Linh |
Chiêu trò trốn thuế
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, tiềm năng phát triển kinh doanh trên các mạng xã hội và thương mại điện tử là rất lớn. Tổng cục Thuế cho biết, theo dữ liệu do các ngân hàng thương mại cổ phần cung cấp, hiện có tới hơn 18,3 nghìn tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại các ngân hàng với tổng số thu nhập nhận được từ các trang mạng xã hội Google, Facebook, Youtube là hơn 1,4 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thực chất đây chỉ là bề nổi của "tảng băng chìm" khi nhiều cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội vẫn luôn tìm đủ cách để che giấu thu nhập và né thuế.
Từ thực trạng trên, Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (có hiệu lực từ 5/12) đã có quy định chặt chẽ hơn trong việc quản lý thuế các cá nhân kinh doanh online. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 126, kể từ ngày 5/12, các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lí thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lí thuế theo qui định của pháp luật về thuế.
Ngay sau khi Nghị định 126 được ban hành, người kinh doanh online lại tiếp tục "tung chiêu" nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Cụ thể, gần đây, hàng loạt chủ các trang bán hàng trên Facebook đồng loạt chia sẻ những thông tin như: "Từ ngày 5/12, ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan Thuế. Vì vậy, mong khách hàng có chuyển khoản lưu ý: Không cần ghi thanh toán hàng gì, không nhắc đến hàng hóa gì, không nhắc đến Facebook”. Nhiều tài khoản Facebook trước đây kinh doanh bán hàng rầm rộ luôn công khai giá bán, số tài khoản nhận tiền thì nay cũng lặng lẽ xoá thông tin và mọi giao dịch đều được thông báo qua phần tin nhắn Facebook, Zalo hay qua số điện thoại. Không chỉ dừng lại ở đó, còn có những cách khác để “né” thuế như: ưu tiên thu tiền mặt; chia nhiều tài khoản để nhận tiền (thậm chí để tài khoản đứng tên người thân); nếu khách hàng có chuyển khoản, chỉ cần ghi tên và chụp màn hình gửi là được. Hay nhiều shop online đề nghị khách hàng khi chuyển khoản chỉ ghi nội dung “biếu, tặng” và không được nhắc đến từ “hàng hóa”.
Chị Tạ Thu Dung (chủ một cửa hàng quần áo trên đường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, việc các chủ shop online tìm đủ mọi cách trốn tránh nghĩa vụ thuế như vậy là không công bằng với những người thuê mặt bằng bán hàng như chị.
"Chúng tôi mất tiền thuê cửa hàng, phải đóng lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân đầy đủ cho cơ quan Thuế thì tại sao nhiều người kinh doanh online có doanh thu còn lớn hơn chúng tôi lại không phải đóng thuế. Với việc sử dụng nền tảng mạng xã hội, lại không phải đóng thuế, giá thành sản phẩm của họ sẽ rẻ hơn chúng tôi khá nhiều. Việc đó là không công bằng", chị Dung nói.
Cơ quan Thuế sẽ "truy vết" bằng mọi cách
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, việc người kinh doanh online né thuế tạo ra sự không công bằng, bởi những người kinh doanh truyền thống luôn đóng thuế đầy đủ. Hơn nữa, việc giúp người bán hàng lách luật, trốn thuế sẽ gây ra rất nhiều những hệ lụy phức tạp đi kèm.
"Ở các nước phát triển, chỉ cần tài khoản tăng 1.000 USD thì ngân hàng sẽ thay mặt cơ quan thuế hỏi 1.000 USD này ở đâu ra, anh có nộp thuế không, nộp thuế loại gì, như thế nào và sẽ giúp khách hàng kê khai thuế, nộp thuế. Để thương nhân online không trốn được thuế, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, ngân hàng, cơ quan thuế, quản lý thị trường…", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Nghị định 126 sẽ là một “rào chắn” để ngăn chặn tình trạng trốn thuế của một số cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và trên mạng xã hội, giúp việc thu thuế minh bạch hơn, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đồng thời sẽ đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế giữa kinh doanh truyền thống và kinh doanh trên các nền tảng số.
Trước vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, thực tế đang có tình trạng đối phó, né thuế khi Nghị định này có hiệu lực. Tình trạng giao dịch online không ghi tên và nội dung giao dịch để né thuế đang dần phổ biến. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định, bằng cách này hay cách khác, cơ quan Thuế cũng sẽ tìm ra, sẽ có nhiều biện pháp để thu thuế.
Theo quy định của Nghị định 126 và Luật Quản lý thuế hiện hành, một nguyên tắc chấp hành thuế của các cá nhân, tổ chức là phải tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Theo đó, mọi trường hợp, nếu cá nhân trốn thuế sẽ bị cơ quan Thuế tìm ra dựa trên các “dấu vết” thanh toán, hồ sơ thanh toán, giao dịch trên thương mại điện tử. Nếu một cá nhân có giao dịch mạnh mẽ và giao dịch nhiều trên môi trường thương mại điện tử thì người đó không thể nào mãi ẩn danh được.
Về cưỡng chế thuế với các tài khoản, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, pháp luật hiện hành cho phép thực hiện đồng bộ 7 biện pháp cưỡng chế, trong đó có: thông báo, nêu tên, yêu cầu nộp thuế qua tài khoản, khống chế hóa đơn... Tùy vào trường hợp và điều kiện, cơ quan Thuế sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp nào cho hiệu quả nhất. Mục tiêu cuối cùng là làm sao thu đúng, thu đủ thuế.
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cấp cao Học viện Tài chính: Ở nước ngoài, việc tặng/cho tài sản bị đánh thuế nhưng ở Việt Nam, hiện việc tặng/cho này không bị đánh thuế, do đó, việc thay đổi nội dung chuyển khoản giữa người mua hàng và người bán hàng có thể giúp người bán hàng trốn thuế. Tuy nhiên, việc thay đổi nội dung chuyển khoản này sẽ khiến người mua hàng bị thiệt thòi nếu có tranh chấp hay có vấn đề liên quan đến luật pháp vì sẽ không được bảo vệ. Hơn nữa, lệnh chuyển tiền cũng là một trong những chứng cứ khi mua hàng. Theo quy định, nếu giao hàng không đúng phẩm chất, không đảm bảo chất lượng hay trong quá trình giao hàng có vấn đề trục trặc, rủi ro người mua hàng sẽ được luật pháp bảo vệ, nhưng nếu người mua hàng ghi là tặng/cho sẽ không có những quyền đó. Đặc biệt, nếu người bán gian lận, họ không giao hàng, vì lệnh chuyển tiền là tặng/cho tiền thì người mua hàng cũng không có chứng cứ gì để kiện họ. Người mua hàng cần hiểu rõ để tự bảo vệ quyền lợi của mình, nếu chuyển tiền mua hàng mà ghi là tặng/cho thì đồng nghĩa với việc mình bỏ tiền ra nhưng lại tự từ chối tất cả những quyền lợi chính đáng mà người mua hàng được hưởng. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Bà Trương Mỹ Lan: 'Chồng tôi có vấn đề về tinh thần’
- ·Nga muốn hợp tác thiện chí với phương Tây
- ·Mỹ điều lực lượng trên bộ đến Trung Đông là "món quà cho IS"
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An: Thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch
- ·Ra mắt CLB dân ca, dân vũ dân tộc Dao Tiền ở Ngân Sơn
- ·Bán 100% vốn sân bay Phú Quốc và sảnh E, nhà ga T1
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Tài xế trải chăn ngủ trên cao tốc Vĩnh Hảo
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Phê duyệt hơn 2,16 triệu Euro vốn ODA cho 6 dự án thoát nước
- ·Tốc lực hỗ trợ công dân Việt Nam mắc kẹt ở Nepal
- ·Bài 2: Xử lý nợ đọng
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Clip ghi lại cảnh xe tải chở 3 người lao từ phà xuống sông Tiền
- ·Sửa chữa sân bay Tân Sơn Nhất sẽ không ảnh hưởng đến các chuyến bay dịp 30/4
- ·Hà Nội: Ngã Tư Sở sẽ có thêm tuyến cầu đường mở rộng vào tháng 9
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·Pakistan: Đại học Bacha Khan bị tấn công, hơn 50 người thương vong