【bảng xếp hạng giải u23 châu á】Trung tâm thương mại đua nhau bán hàng Việt

时间:2025-01-25 22:15:25 来源:Empire777

Đảm bảo nguồn cung ứng

TheâmthươngmạiđuanhaubánhàngViệbảng xếp hạng giải u23 châu áo dự báo của Bộ Công thương, tiêu thụ hàng hóa thiết yếu Tết năm nay tăng 20% so với các tháng bình thường, tăng 10–15% so với Tết năm trước. Riêng mặt hàng thịt lợn, do đầu năm có khó khăn về chăn nuôi, một số thông tin không chuẩn xác về chất tạo nạc trong chăn nuôi thịt, nên chăn nuôi lợn có sụt giảm. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ NN&PTNT, NHNN có biện pháp khắc phục tình trạng đối với khả năng thiết hụt thịt lợn.

Hiện nay, các hộ, trang trại chăn nuôi đã khẩn trương tái đàn, chuẩn bị nguồn hàng trong dịp Tết. Vì vậy, lượng thịt tiêu dùng sẽ không thiếu. Tuy nhiên, do nhu cầu để dành hàng cho dịp Tết nên giai đoạn trước Tết, lượng cung thịt cho thị trường có thể giảm và giá có thể tăng nhẹ.

Về vấn đề bình ổn cung cầu và giá, từ giữa năm các địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp để có thể thu mua, dự trữ hàng hóa phục vụ Tết. Hơn 25 tỉnh, thành phố đã dành kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp thu mua, sản xuất hàng hóa, tổng kinh phí hỗ trợ đến thời điểm này là 1.285 tỷ đồng và có thể tăng lên trong những ngày tới. Dự báo tổng lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường dịp Tết năm nay khoảng 180.000 tỷ đồng.

Các sản phẩm trong nước đang được người tiêu dùng ưa chuộng
Các sản phẩm trong nước đang được người tiêu dùng ưa chuộng

Theo Sở Công thương Hà Nội, cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn Hà Nội cơ bản xong kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ Tết, với cam kết lượng hàng đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hoá lưu thông trên thị trường. Cụ thể, việc dự trữ hàng hóa được giao cho 15 doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá trên địa bàn.

Trong đó, doanh nghiệp tập trung dự trữ và tổ chức bán ra trên thị trường 9 nhóm hàng thiết yếu với số lượng hàng hoá như: gạo trắng 6.000 tấn; thịt lợn 900 tấn; thịt gà vịt 350 tấn; thực phẩm chế biến 550 tấn; thuỷ hải sản đông lạnh 450 tấn; rau củ 200 tấn với tổng số tiền mua tạm trữ khoảng 376 tỷ đồng sẵn sàng phục vụ Tết.

Theo thống kế của Hiệp hội siêu thị Hà Nội, hiện các trung tâm thương mại, siêu thị lớn như: Metro, Big C, Fivimart... đã dự trữ bán ra các loại hàng thiết yếu phục vụ Tết với tổng tiền hàng khoảng 2300 tỷ đồng. Tuy nhiên, do kinh tế vẫn chưa hết khó khăn nên người tiêu dùng sẽ kén chọn hơn trong việc mua sắm hàng hóa, cũng như tiết giảm tối đa chi tiêu.

Tại TPHCM, các siêu thị và trung tâm thương mại cũng tăng cường dự trữ bán ra các sản phẩm hàng hóa bánh kẹo, thực phẩm, đồ ăn, nước uống chủ yếu là do các Công ty trong nước sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao đã khiến cho lượng cung được đẩy lên cao gấp 2-3 lần so với ngày thường.

Trung tâm thương mại, siêu thị chuyên bán hàng việt

Nếu vào thời điểm này năm ngoái, các tiểu thương ở những chợ đầu mối đang đầu tắt mặt tối để bán buôn, bán lẻ những mặt hàng phục vụ Tết thì năm nay lượng khách mua sắm vắng hơn. Ngược lại, tại các hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố như Fivimart, Intimex, Hapro, trung tâm thương mại lớn, không khí sắm Tết đang “nóng” dần lên.
Chị Trần Khánh Hà, chủ một siêu thị ở Hà Nội cho biết, mấy năm trước giá cả trong siêu thị “chênh” hơn giá ngoài chợ nhưng năm nay, giá ngang nhau, thậm chí siêu thị còn có nhiều mặt hàng rẻ hơn do các chương trình bình ổn giá của Hà Nội. Trong khi đó, mua hàng ở siêu thị, người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn về vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Để đa dạng sự chọn lựa cho người tiêu dùng, Tết năm nay các hệ thống siêu thị tung ra nhiều nhóm sản phẩm có nhãn hàng riêng. Tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã tăng cường các sản phẩm ngành thực phẩm khô, nước giải khát, bánh kẹo và các loại mứt. Một số siêu thị còn cam kết giữ giá nhiều mặt hàng phi thực phẩm và kèm theo các chương trình khuyến mãi kích cầu. Riêng với nhóm thực phẩm tươi sống, sẽ hạn chế tăng giá, dự kiến mức tiêu thụ lượng hàng thực phẩm tươi sống có thể tăng ở mức từ 30-35%.

Đáng chú ý là Tết năm nay, các nhà cung cấp hàng Việt đều giới thiệu các nhóm hàng thực phẩm có mẫu mã phong phú với nhiều mức giá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, nhất là những loại mứt, kẹo truyền thống có nguồn cung dồi dào, nhiều sản phẩm mới như trái cây sấy, hạt nhân, mứt dừa nước và đặc sản các vùng miền. Người dân ngày càng tin tưởng vào chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua các sản phẩm hàng Việt, xu hướng sính “ngoại”, hàng nhập khẩu “nguội” dần do tâm lí sợ mua phải hàng Trung Quốc kém chất lượng.

Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc Công ty Bibica, cũng cho biết dự kiến, sản lượng của Bibica Tết 2013 là 1.200 tấn bánh kẹo và chocolate các loại, tăng 15% so với năm ngoái. Dù đẩy mạnh sản xuất, ông Thiện tỏ ra dè dặt khi đánh giá sức tiêu thụ của mùa mua sắm cuối năm. Thông thường, sức mua năm sau tăng hơn so với năm trước là 20%, nhưng Tết năm nay khả năng chỉ tăng khoảng 5-10% sản lượng.

Trên hệ thống Siêu thị Big C, số lượng hàng hóa dự trữ phục vụ Tết Quý Tỵ 2013 tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng hóa được tập trung trong mùa cao điểm gồm: bánh kẹo đóng hộp, bánh mứt truyền thống, thịt nguội, rau củ quả chủ đạo mùa Tết, thức ăn sẵn và hàng hóa phi thực phẩm.

Hệ thống siêu thị Co.opmart đã tăng lượng hàng thiết yếu lên gấp 4 lần so với tháng kinh doanh bình thường, tập trung trong mùa cao điểm gồm: bánh kẹo đóng hộp, bánh mứt truyền thống, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn…Co.opmart phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Doanh nghiệp trong nước tung ra nhiều sản phẩm “made in Việt Nam” thông qua chương trình “Giỏ quà Tết Việt”.

Bà Mai Bích Liên – Phụ trách Marketing Ban Thương hiệu Marketing Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, để đảm bảo lượng hàng cung ứng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ 2013, Hapro đã khai thác, dự trữ và tổ chức phục vụ với 10 nhóm hàng thiết yếu, góp phần ổn định giá cả thị trường gồm: 1200 tấn gạo, 690 tấn thịt, 2700 tấn thực phẩm chế biến, 1000 tấn rau củ quả… Tổng lượng dự trữ hàng hoá, dịch vụ khoảng 996 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.

Đặc biệt dịp Tết 2013, Hapro giới thiệu và cung cấp tới người tiêu dùng tại hệ thống thương mại nội địa và các Chợ Tết các sản phẩm truyền thống phục vụ Tết cổ truyền dân tộc như: Bánh trưng, Giò bò, giò lụa, giò gà, giò xào của Công ty Thực phẩm Hà Nội; Nem hải sản, nem cua bể; Rượu vang Thăng Long, Vodka Hapro; Sản phẩm Mỳ Kusku, phở ăn liền, bánh đa, phồng tôm Hapro… Hàng hóa sản xuất trong nước chiếm thế áp đảo tại toàn bộ hệ thống của siêu thị Hapro.

Tổng công ty cũng đã có kế hoạch phối hợp với UBND các Huyện ngoại thành Hà Nội tổ chức triển khai chương trình Chợ Tết 2013 tại 06 Chợ Tết tại các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Mê Linh từ ngày 1/2 – 5/2/2013. Hapro đảm bảo ổn định giá bán các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn giá. Mọi sự điều chỉnh về giá bán của 10 nhóm mặt hàng bình ổn giá, Tổng công ty thực hiện theo quy trình của liên Sở Công thương - Tài chính.

Thanh Phong

 

推荐内容