Thủ tục nhiêu khê
Luật sư Fred Buker – đại diện Công ty luật Baker & McKenzie đánh giá thủ tục cấp phép đầu tư và kinh doanh của Việt Nam hiện đã có nhiều tiến bộ,ầnminhbạchtrongthủtụccấpphépđầutưvàty le bd net nhưng vẫn còn nhiều thủ tục nhiêu khê không cần thiết, nhiều khâu được thực hiện thủ công như việc thông báo tình trạng hồ sơ bằng văn bản giấy mà chưa dùng e-mail… Hệ quả là thời gian cấp phép thường kéo dài và buộc DN phải trả chi phí rất lớn. Bất hợp lý ở chỗ, hồ sơ xin cấp phép đầu tư buộc DN phải có hợp đồng thuê nhà, nhưng nếu quy trình cấp phép kéo dài, nhà đầu tư phải tốn cả tiền thuê nhà trong thời gian xin phép. Thuê nhà mà không biết có xin được giấy phép không thì quá rủi ro cho DN. Ngoài ra, tiền kí quỹ bị “giam” trong ngân hàng, không lưu thông được cũng làm DN bị thiệt hại.
Theo phản ánh của Công ty tư vấn luật Nagashima Ohno & Tsunematsu, nhiều nhà đầu tư từ Nhật Bản đã phải bỏ ý định đầu tư vào Việt Nam vì thủ tục xin phép nhiêu khê. Chẳng hạn như việc nộp giấy chứng nhận khám sức khỏe cho người lao động nước ngoài khi xin giấy phép làm việc tại Việt Nam. Nhân viên Nhật đều có giấy khám sức khỏe tại các cơ quan y tế của Nhật Bản, nhưng cơ quan chức năng Việt Nam lại không chấp nhận giấy khám sức khỏe này, dù Việt Nam và Nhật đã ký kết thỏa thuận; trong đó, có nội dung các giấy phép sức khỏe được cấp hợp pháp ở quốc gia này thì đương nhiên được chấp nhận ở Việt Nam.
“Các công ty Nhật Bản dự định đầu tư vào Việt Nam thường tham khảo những công ty đã đầu tư vào đây. Và thường thì tiếng nói của các công ty đi trước rất quan trọng đối với quyết định của những công ty này, nên bất kỳ sự bất mãn nào của các công ty đi trước đều có tác động xấu đến những công ty đang có ý định đầu tư vào đây”, đại diện Nagashima Ohno & Tsunematsu thẳng thắn phát biểu.
Luật sư Ngô Thị Vân Quỳnh - Công ty Luật Đỉnh Nghiệp thì cho biết công ty bà làm thủ tục xin cấp phép cho dự án đầu tư bất động sản, luôn phải nói với khách hàng chờ giấy phép ít nhất là 6 tháng, chưa bao giờ dám hứa 3 tháng. Điều đáng nói là cơ quan cấp phép luôn ghi trong giấy hẹn sẽ trả hồ sơ trong 45 ngày nhưng thực tế 90 ngày mới trả. Công ty tư vấn không thể giải thích được cho nhà đầu tư hiểu tại sao cơ quan Nhà nước mà “ghi vậy nhưng không phải vậy”.
Để DN tự chủ
Luật sư Châu Huy Quang - Công ty Luật Rajah & Tann LCT ví von rằng hiện nay các văn phòng tư vấn luật về đầu tư đắt khách đa phần đều gắn với việc chạy giấy phép giỏi. Nguyên nhân là do thủ tục đầu tư hiện nay quá nhiêu khê. Ông Quang dẫn chứng trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn mua lại 85% cổ phần trong 1 dự án quảng cáo. Đây là ngành chưa cam kết mở cửa 100% trong WTO nên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM phải gửi văn bản hỏi ý kiến cho các bộ, ngành. Văn bản trả lời của một bộ yêu cầu giải trình phía đối tác Việt Nam trong liên doanh chỉ chiếm 2-3% thì có quyền quản trị hay không. Đây là yêu cầu không cần thiết vì đây là việc nội bộ của DN. Theo luật sư Quang, việc sửa đổi Luật Đầu tư và Luật DN sắp tới sẽ không có tác dụng nếu các cơ quan quản lý không thay đổi tư duy cái gì không biết, không quản lý được thì cấm và thói quen can thiệp vào công việc nội bộ của DN.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của DN và nhà đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, dự kiến ngày 26-11 sắp tới, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 2 dự thảo Luật Đầu tư và Luật DN sửa đổi. Các chuyên gia đánh giá điểm đột phá lớn nhất trong lần sửa đổi này là đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của người dân, DN trong tất cả lĩnh vực mà pháp luật không cấm theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang rất cần động lực mới cho phát triển.
Chẳng hạn, dự thảo Luật DN (sửa đổi) đã đưa ra những giải pháp mạnh mẽ, trên tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục hành chính và đề cao việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của DN. Đây được coi là chìa khóa cho cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam thời gian tới. Với dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), cộng đồng DN đánh giá cao 4 nội dung như: Cải cách thủ tục đầu tư; minh bạch hóa chính sách; chính sách liên quan đến mua bán, sáp nhập, hợp tác công tư; cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Vì thế, Luật Đầu tư (sửa đổi) được thông qua lần này đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.