Ngành chăn nuôi vẫn gặp khó
6 tháng cuối năm 2017,ànhnôngnghiệptăngtốctrongnửacuốinătrận đấu copa sudamericana Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt tối thiểu 33 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,05% và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 31%. Theo dự báo, những tháng còn lại của năm 2017, sản xuất nông nghiệp vẫn đứng trước những rủi ro tiềm ẩn như: Diễn biến thời tiết bất thường, tình trạng “được mùa, mất giá”... |
Trong 6 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 15,4%. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,51 tỷ USD (tăng 14,1%) và xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản chính ước đạt 3,8 tỷ USD (tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2016).
Trong khi thủy sản, lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá thì ngành chăn nuôi là lĩnh vực khó khăn nhất. 6 tháng đầu năm, ngành chăn nuôi gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, đặc biệt là chăn nuôi lợn, nguyên nhân do những năm trước tình hình chăn nuôi thuận lợi, giá cả ổn định nên người dân đầu tư mở rộng đàn, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu khiến cho giá thịt lợn giảm sâu, người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng. Đàn lợn cả nước ước tính đến tháng 6/2017 giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng ước đạt 2.202 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong những tháng gần đây, giá trứng gà đang tiếp tục giảm khiến người chăn nuôi gà lại bị thua lỗ. Đàn gia cầm cả nước ước tính đến tháng 6 tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng ước đạt 573 nghìn tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra cho 6 tháng qua là kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp lại tăng gấp đôi xuất khẩu, khiến thặng dư thương mại toàn ngành giảm 22% so với năm 2016.
Tập trung tiêu thụ nông sản
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngoài những kết quả đã đạt được, ngành nông nghiệp còn tồn tại nhiều mặt còn yếu kém như cơ cấu lại ngành vẫn chậm và chưa đồng đều ở các địa phương; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và người dân chưa phổ biến; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.
Bên cạnh đó, công tác phát triển thị trường, dự báo cung cầu nông sản còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng sản xuất cung vượt cầu đối với một số nông sản, nhất là thịt lợn, dưa hấu,... dẫn đến tiêu thụ chậm, giá giảm mạnh...
Để đạt được mục tiêu trong 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tại thị trường trong nước, tiêu thụ kịp thời nông sản cho người nông dân, khắc phục tình trạng dư thừa. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo kế hoạch, rà soát lại chiến lược, quy hoạch, sản phẩm cụ thể cho phù hợp với nhu cầu thị trường đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, châu Âu, Nhật Bản..), và biến đổi khí hậu. Kịp thời cảnh báo và tập trung tháo gỡ các rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp khi xuất khẩu nông sản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đàm phán để có các thỏa thuận song phương với các nước tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông lâm thủy sản như thỏa thuận liên quan đến nhập khẩu tôm chưa nấu chín vào Úc, xuất khẩu trứng gia cầm giống vào Myanmar; thịt lợn, sữa và sản phẩm sữa, cá rô đồng, nghêu,... vào Trung Quốc, rau quả sang Đài Loan (Trung Quốc).
Đặc biệt, chú trọng rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách như rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai. Rà soát chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư, vốn tín dụng cho nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện chương trình tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao; cho vay đầu tư trung và dài hạn để tái sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ... Đối với nhóm sản phẩm quốc gia gồm những mặt hàng có giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên phải rà soát, tập trung đầu tư vào nhóm hàng nào có lợi thế. Đối với nhóm sản phẩm cấp tỉnh cần quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực như: Trồng trọt phải đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu 2%, chăn nuôi 3%, thủy sản 5%, lâm nghiệp 6,6%...
Cục Chăn nuôi, Cục Thú y bám sát và đánh tình hình sản xuất, cung – cầu về lợn cũng như các vật nuôi khác để có giải pháp phát triển bền vững ngành chăn nuôi; tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước, nhất là thúc đẩy tiêu thụ lợn, gia cầm...