【giải vô địch bóng đá nữ u-19 châu âu】Cải cách hành chính trong lĩnh vực Tài chính: Tập trung đổi mới quy trình quản lý

cai cach hanh chinh trong linh vuc tai chinh tap trung doi moi quy trinh quan ly

Trong những chỉ đạo của Chính phủ về công tác cải cách hành chính (CCHC),ảicáchhànhchínhtronglĩnhvựcTàichínhTậptrungđổimớiquytrìnhquảnlýgiải vô địch bóng đá nữ u-19 châu âu nhiều chỉ tiêu đã được đặt ra nhằm đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam tiến gần với mức trung bình của các nước ASEAN-6, ASEAN-4. Để làm được điều đó, Bộ Tài chính đã phải cải cách toàn diện từ thể chế đến thủ tục hành chính cũng như hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin. Xin ông cho biết, Bộ Tài chính đã triển khai những công tác này như thế nào để đạt mục tiêu được giao?

Trong những năm qua, Bộ Tài chính đã quyết liệt triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch CCHC một cách đồng bộ và toàn diện đối với tất cả các lĩnh vực Tài chính. Đối với 2 lĩnh vực trọng tâm được nêu trong Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ và có liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đó là lĩnh vực Thuế, Hải quan cũng được triển khai toàn diện trên tất cả các khâu từ cải cách thể chế gắn với cải cách thủ tục hành chính và công tác hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin cho đến đổi mới quy trình và công tác cán bộ, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Trong đó, cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính là những khâu có tính mở đường và ý nghĩa quan trọng đã được thực hiện với nhiều đổi mới và sáng tạo, có thể điểm qua một số kết quả nổi bật trong thời gian qua như:

Đối với lĩnh vực Thuế, năm 2014, đã ban hành 1 Luật sửa 5 Luật; 1 Nghị định sửa 4 Nghị định; 1 Thông tư sửa 7 Thông tư, qua đó số giờ kê khai nộp thuế đã giảm được 370 giờ/năm. Trong 8 tháng đầu năm 2015, đã ban hành 2 Thông tư và cùng với thực hiện các giải pháp về hiện đại hóa nên giảm thêm khoảng 50 giờ/năm kê khai nộp thuế. Như vậy, tính đến hết tháng 8-2015, số giờ kê khai nộp thuế đã được cắt giảm được khoảng 420 giờ/năm, từ 537 giờ/năm nay chỉ còn 117 giờ/năm.

Lĩnh vực Hải quan, năm 2014, Luật Hải quan được Quốc hội thông qua, cùng với việc triển khai các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý để cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan một cách toàn diện, thay đổi phương thức thực hiện thủ tục hải quan truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Trong thời gian tới, tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10-2015) việc trình Quốc hội về sửa đổi Luật Thuế XK, NK sẽ tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục thực hiện các giải pháp về CCHC trong lĩnh vực Hải quan.

Theo ông, cần lưu ý gì để có thể triển khai công tác CCHC trong lĩnh vực Thuế, Hải quan một cách thành công?

Thuế, Hải quan là 2 lĩnh vực có hệ thống quản lý trải rộng từ Trung ương đến địa phương, với quy mô lớn nên để CCHC có kết quả tạo sự chuyển biến theo yêu cầu đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ thì phải tiến hành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đồng thời phải toàn diện tất cả các khâu. Vì vậy, có thể thấy đây là một khó khăn đòi hỏi phải có nhiều thời gian cũng như nguồn lực để thực hiện.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về đội ngũ cán bộ, công chức đồng thời với việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để phù hợp yêu cầu CCHC và chuyển đổi phương thức quản lý. Đối với cán bộ Thuế, Hải quan cũng phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và phải vượt qua chính mình trước các khó khăn, thử thách để đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, lĩnh vực Thuế, Hải quan thường có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là đối với Hải quan, các thủ tục hành chính về Hải quan trong thông quan hàng hóa thường là khâu giải quyết cuối cùng, trong khi phải qua nhiều khâu kiểm tra chuyên ngành khác. Vì vậy, hiệu quả CCHC phụ thuộc nhiều vào kết quả CCHC của các bộ, ngành khác. Đây cũng là một khó khăn lớn hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các bộ, ngành có liên quan.

Có thể nói, hành động của Bộ Tài chính trong công tác cải cách được đánh giá là khá quyết liệt và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, cải cách không thể thành công nếu con người không thay đổi cách nghĩ. Trên thực tế, đâu đó vẫn còn số ít cán bộ ngại đổi mới. Suy nghĩ của ông về vấn đề này như thế nào? Bộ Tài chính đã làm gì để nâng cao nhận thức cũng như chất lượng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách?

Đúng là để CCHC một cách toàn diện và triệt để thì việc đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức là yêu cầu hàng đầu vì con người luôn là yếu tố quyết định của mọi thành công.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là quan tâm đổi mới các nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách từ tiền kiểm sang hậu kiểm như hiện nay.

Việc rà soát, đánh giá chất lượng cán bộ cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cùng với đó, việc thực hiện phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ cho các đơn vị, công tác thanh tra, kiểm tra, kỷ cương, kỷ luật được tăng cường, xác định vai trò và trách nhiệm người đứng đầu trong công tác CCHC tại các đơn vị, gắn công tác thi đua khen thưởng với CCHC.

Trước yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu đặt ra cho công tác CCHC trong lĩnh vực Tài chính còn rất nặng nề và ngày càng khó khăn hơn. Để đạt được mục tiêu, thứ hạng, yêu cầu của Chính phủ, giải pháp mà Bộ Tài chính sẽ tập trung trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hòi của người dân và xã hội ngày càng cao, yêu cầu đặt ra cho công tác CCHC trong lĩnh vực Tài chính nói chung và lĩnh vực Thuế, Hải quan nói riêng thời gian tới còn rất nặng nề và nhiều khó khăn, đặc biệt là hoàn thành các chỉ tiêu mà Chính phủ đã đặt ra tại Nghị quyết số 19/NQ-CP. Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp CCHC trong 2 lĩnh vực này và các giải pháp sẽ còn tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của giai đoạn tới.

Có thể nói, trong thời gian qua, các nhóm giải pháp về cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính đã được triển khai mạnh mẽ và đạt kết quả đáng khích lệ như nêu trên, nhưng dư địa cho việc cải cách thể chế, về thủ tục hành chính sẽ ngày càng thu hẹp. Vì vậy, để tiếp tục CCHC có hiệu quả, cùng với việc cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính thì các giải pháp CCHC trong thời gian tới tập trung nhiều hơn vào các khâu hiện đại hóa, đổi mới quy trình quản lý, chuyển đổi, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng được yêu cầu CCHC. Thực hiện cải cách hiệu quả ở các khâu này cũng sẽ góp phần thiết thực để đưa những cải cách về thể chế, về thủ tục hành chính thực sự đi vào cuộc sống.

Xin cảm ơn ông!

World Cup
上一篇:Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
下一篇:Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng