当前位置:首页 > Cúp C2

【bxhang ngoai hang anh】Ăn cay ở trời Tây lại nhớ Huế

Món cay cajun trứ danh

Nét lạ xứ người

Người Mỹ gọi New Orlands là miền đất của cajun và creole cùng với lễ hội Mardi Gras. Cajun là thực phẩm có nguồn gốc từ người Acadian - những cư dân Canada gốc Pháp định cư tại vùng Louisiana,ĂncayởtrờiTâylạinhớHuếbxhang ngoai hang anh miền Nam nước Mỹ. Dòng ẩm thực mộc mạc này được đặc trưng bởi vị cay, cách chế biến cực kỳ đơn giản từ những loại thực phẩm địa phương như tiêu, hạt hồ đào (pecan), cam, khoai, gạo, cà chua kèm với hàu, tôm, các loại cá và cua bể. Theo bếp trưởng Jack Legler (Khách sạn Windsor Plaza Saigon), khi nói đến việc chế biến món ăn theo kiểu Cajun thì không có bất kỳ một quy tắc hay công thức chuẩn nào bởi “Ẩm thực Cajun thật sự là một sự sáng tạo trong nấu nướng. Đó là sự thể hiện của kinh nghiệm và luôn luôn thay đổi để mang đến hương vị thơm ngon”.

Song hành với cajun là gia vị creole với tổng hợp các loại bột ớt paprika, muối, bột tỏi (garlic powder), tiêu bột (black pepper), bột hành (onion powder), bột ớt cayenne pepper, lá oregano khô (dried oregano), lá thyme khô (dried thyme) tạo nên một gu ẩm thực rất Luisianna. Trong đó món “tôm creole” với thành phần của món ăn được biến tấu với ớt xanh, ớt đỏ, cà chua, tôm và gà nhưng vị cay đạt “chuẩn” chỉ có được từ sự kết hợp giữa ớt Chili và ớt Cayenne - những loại ớt có tính cay nóng mạnh đã giúp cho món ăn này được ghi danh vào một trong 10 món ngon cay nhất thế giới cần phải được thưởng thức.

Vào những ngày đầu tháng ba, người dân New Orlands háo hức chờ đợi ngày Mardi Gras theo tiếng Pháp nghĩa là “Thứ ba béo”, lễ hội bắt nguồn từ La Mã và Hy Lạp, sau đó du nhập vào một số nước ở châu Âu, trở thành những lễ hội hóa trang, ca hát và khiêu vũ trên đường phố.

Vào thời gian này, người dân và du khách sẽ nhảy các vũ điệu cuồng nhiệt trong những bộ cánh sặc sỡ, đường phố luôn tràn ngập tiếng nhạc jazz, R&B funk và các ban nhạc kèn đồng cùng với những chiếc xe hoa diễu hành trên phố. Trên xe, người ta sẽ thấy những món quà, những vòng chuỗi hạt đầy màu sắc xuống cho mọi người đang đứng chật cứng hai bên vệ đường với những tiếng vỗ tay hoan hô trong bầu không khí thật náo nhiệt. Tất cả các ngôi nhà, các khách sạn đều treo các lá cờ đủ sắc màu, du khách thì đội mũ, đeo mặt nạ các loại hay đơn giản hơn chỉ là một chuỗi tràng hạt xanh xanh đỏ đỏ để góp thêm phần màu sắc chào đón dịp “mỗi năm có một” này. Và với những màu sắc và âm nhạc của sự kiện sẽ dễ làm cho những ai đến từ Huế liên tưởng đến lễ tế và lễ rước Thánh Mẫu Thiên Y A Na từ điện Hòn Chén vào tháng 3, tháng 7 Âm lịch hàng năm ở núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát thuộc thị xã Hương Trà.

Ăn cay trời Tây lại nhớ Huế...

 Chúng tôi kéo nhau đến khu phố Pháp (French quarter) nằm ngay cạnh khúc cua gấp của dòng sông Mississipi mà chúng tôi gọi đùa là “đi chợ Đông Ba ở Mỹ” bởi nơi đây có ngôi chợ Pháp (French Market), có 2 cây cầu sắt nối liền hai miền thành phố, các nhà ở có kiến trúc kiểu Roman, san sát nhau khá ngột ngạt như dãy phố kinh doanh đường Trần Hưng Đạo – Phan Đăng Lưu. Dưới sông cũng có những con thuyền chở khách du lịch ngược xuôi.

Nhắc đến món Cajum, để thử nếm và so sánh với độ cay ở quê nhà, chúng tôi ghé vào một nhà hàng nhỏ thưởng thức món xúp và tôm. Gumbo là món ăn minh họa cho việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất hoang dã châu Phi, văn hóa ẩm thực Pháp và châu Mỹ bản địa, là sự kết hợp rất đậm đà với lá cây de vàng (sassafras) từ Ấn Độ cùng với quả đậu bắp còn có các tên khác như là mướp tây, gôm kèm với nhiều thứ gia vị địa phương. Tên gọi của đậu bắp trong một số ngôn ngữ phương Tây, như tiếng Anh là “okra” có nguồn gốc Tây Phi và nó cùng nguồn gốc với “okuru” trong tiếng Igbo, một ngôn ngữ được sử dụng trong khu vực ngày nay là Nigeria, là loại quả “truyền thống” trong ẩm thực châu Phi. Và đây là thành phần chính không thể thiếu trong món gumbo - món ăn có nguồn gốc ở miền nam Louisiana trong thế kỷ 18 giống như cơm hến không thể thiếu đi rau bạc hà, tóp mỡ… Cứ mỗi lần đảo chén soup gumbo lên, trộn đều đậu bắp kèm với cơm, thêm chút sốt siêu cay ở đây (Louisiana hot sauce), nước mồm nước miếng chúng tôi cứ tứa ra như thể chuẩn bị được thưởng thức món “cơm vua bình dân” ở cồn Hến nơi quê nhà.

Món thứ hai không thể bỏ qua chính là đặc sản “crawfish” hay còn được gọi là tôm hùm đất ở Việt Nam, là những con tôm hùm “mini” nửa giống tôm, nửa giống cua vô cùng lạ mắt. Những con tôm nhỏ bằng cỡ ngón tay trỏ hấp dẫn thực khách bởi thịt tôm bùi, ngọt và có độ đạm rất cao. Đặc biệt, được chế biến theo kiểu sốt cajun có hương vị cay cay, mùi vị hơi giống cà ri, lại có vị mằn mặn như trứng muối, vô cùng hấp dẫn. Nước sốt đậm đà thấm đẫm vào cả thịt tôm, hòa quyện với các phụ liệu như bắp, khoai tây, táo, xúc xích… làm nên một món ăn ngon khó cưỡng đến miếng cuối cùng. Thịt tôm chắc ngọt, các loại củ quả mềm bở thấm đẫm nước sốt… và đặc biệt nhiều phần vỏ tôm mềm có thể ăn được mang lại cảm giác vừa ngon, vừa rất thú vị. Một trong những điểm cộng của dĩa tôm là cách bày trí khá đẹp mắt. Những con tôm đỏ au được rưới đều nước sốt sền sệt, chen lẫn bắp vàng, xúc xích bắt mắt mà chỉ mới nhìn thôi, màu sắc phối đa dạng và mùi hương thơm phức của món ăn đã khiến thực khách cảm thấy thèm thuồng chuẩn bị cho việc trải nghiệm ẩm thực theo đúng phong cách Luisianna. Mỗi thực khách sẽ được phát một tấm tạp dề nilon đeo từ cổ để mỗi phát cắn vào tôm, nước sốt sẽ len qua các khe vỏ trên lưng theo một áp suất từ hai hàm răng người ăn để bay đi tung tóe và chiếc tạp dề sẽ là tấm khiên hữu ích để thực khách an tâm cho những nhát cắn. Sau mỗi cắn sâu - bóc vỏ - rút đầu - vo chân, chúng tôi lại chúm miệng hít thật sâu để rít cho phần nước sốt còn lại đang trốn vào thân mình con tôm mũm mĩm chạy qua khe răng chạy qua vòm họng và chui tọt xuống dạ dày. Có vẻ ai cũng thuần thục cho quá trình hít hà này bởi thời trẻ trai cũng đã từng đẩm mồ hôi đạp xe leo dốc tụ tập ở những quán ốc hút Trường An mùa hè cũng như mùa đông, mỗi tháng dăm ba cử là chuyện thường!

Kết thúc cho chuyến tour “ăn cay nổ tai nổ mũi”, chúng tôi kéo nhau vào quán Cafe Du Mond để nhâm nhi cà phê vỉa hè. Dĩ nhiên cũng không thể quên gọi mỗi người một chiếc bánh donut chiên kiểu Pháp (French Fried donut) với cái tên hơi khó đọc “Beignets”. Những chiếc bánh “bê-nhê” được cô phục vụ mang ra vừa mới chiên xong còn nóng hổi, phủ một lớp bột đường trắng thật nhẹ như cô gái trẻ giấu mình sau làn vải mỏng manh mờ ảo ảo theo kiểu “áo em trắng qua nhìn không ra” như nhà thơ họ Hàn đã từng ví von. Bánh ăn vào cứ giông giống mùi vị của chiếc bánh tiêu chiên, quà vặt cho mỗi lần nghỉ giữa giờ vào buổi học sáng hay chiều ngày xưa khiến ai cũng có cảm giác nao nao nhớ tuổi thơ ở quê nhà…

Bóng chiều tà đang buông dần trên dòng sông Mississipi thơ mộng được các sử gia đặt cho một cái tên thật kiều diễm “dòng sữa mật của nước Mỹ” cũng là lúc chúng tôi nói lời tạm biệt mảnh đất có nhiều thứ na ná với quê nhà cho dù ở xa tận nửa vòng trái đất. Chỉ mới tạm biệt thôi bởi sẽ có nhiều người bạn đến từ Cố đô Huế đến đây thăm thú và tôi lại có dịp trở lại để giúp họ tạm quên cảm giác “homesick” (nhớ nhà) !

PHAN QUỐC VINH

 

分享到: