Từ câu chuyện 100 container hạt điều của Việt Nam xuất khẩu sang Italy của có nguy cơ bị lừa,êusuýtbịlừatriệnhận định kèo nhà cái hôm nay Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phúc Sinh Phan Minh Thông, doanh nhân được mệnh danh là "vua hồ tiêu", chia sẻ lại câu chuyện xảy ra thực tế của mình 15 năm trước và đưa ra lời khuyên để các doanh nghiệp Việt tránh những cạm bẫy tương tự. Câu chuyện này nằm trong sách "Vượt lên, những con đường kinh doanh" do chính ông Thông viết, được Dân trí tóm tắt lại.
Vị khách từ Bulgaria với yêu cầu lạ
Năm 2007, tôi tham dự một hội chợ về thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới ở Đức, kết nối với nhiều khách hàng mới. Trong những đối tác ghé thăm gian hàng của Phúc Sinh, một vị khách người châu Âu tên Mike Tyson giới thiệu đến từ công ty Varna tại Bulgaria và muốn nhập khẩu tiêu đen Việt Nam với số lượng lớn.
Kết thúc hội chợ, tôi trở về TPHCM. Sau đó, ông Mike Tyson gửi email, fax yêu cầu chào giá hạt tiêu với số lượng 50 container. Đơn đặt hàng ghi rõ chi tiết loại hàng, quy cách, hơn nữa họ yêu cầu giao ngay. Đặc biệt, ông Tyson nói mới lần đầu mua tiêu ở Việt Nam.
Đơn hàng quá lớn, mua 50 container mà còn yêu cầu giao một lần. Tôi ngạc nhiên, báo với đối tác chỉ có thể cung cấp tối đa 30 container. Khách hàng vẫn khăng khăng muốn đủ 50 container. Sau 5 ngày làm việc, tôi chốt số lượng 37 container, giá 6.300 USD/tấn.
Tuy nhiên, khi đàm phán điều kiện thanh toán, vấn đề bắt đầu nảy sinh. Tôi yêu cầu đối tác thanh toán trước 20% đơn hàng, phần còn lại tôi sẽ fax chứng từ xuất khẩu cho khách hàng rồi họ sẽ thanh toán sau. Nhưng đối tác không đồng ý, muốn nhờ thu 100% qua ngân hàng của họ.
Điều này quá rủi ro với chúng tôi. Lô hàng lên đến 3,3 triệu USD, không dễ để gật đầu khi tôi chỉ gặp họ có một lần ở hội chợ. Nếu ở hiện tại thì tôi sẽ bay đến gặp họ và nói chuyện. Nhưng thời điểm đó là năm 2007, tôi còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và công ty mới hoạt động 5 năm.
Sau đó, tôi yêu cầu phía đối tác trả trước ít nhất 10%. Công ty phải vay ngân hàng và các nhà băng chỉ đồng ý cấp tín dụng nếu hợp đồng có điều khoản trả trước. Phía Varna sau cùng đồng ý thanh toán trước 10%.
Khi nhận được 10% ứng trước, chúng tôi vô cùng vui mừng. Nhờ thu qua ngân hàng của họ không phải là ý kiến tồi. Nếu họ có tiền thanh toán, ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ còn không thanh toán thì ngân hàng vẫn giữ lại bộ chứng từ của chúng tôi.
Khi Phúc Sinh nhờ ngân hàng tư vấn, họ cũng nói nếu ngân hàng nhờ thu tốt thì khá an toàn. Công ty an tâm và bắt đầu thu mua 37 container hạt tiêu, trả nông dân đầy đủ tiền trước để lấy hàng.
Nghi ngờ khi khách hàng hối thúc
Nhưng rắc rối bắt đầu. Ông Tyson thông báo mua tiêu về Bulgaria nhưng thanh toán về Thổ Nhĩ Kỳ. Vị khách này cam đoan công ty của mình vẫn giao dịch các mặt hàng khác như vậy.
Sau khi liên hệ với ngân hàng tại Việt Nam và được tư vấn miễn ngân hàng nhờ thu tốt là được, tôi đồng ý. Công ty xuất hàng theo điều kiện CIF đến Bulgaria, ngân hàng nhờ thu ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Vietcombank, ngân hàng Phúc Sinh dùng dịch vụ, nói rằng giao dịch rất lớn nên chúng tôi cần yêu cầu bên mua cung cấp tên ngân hàng. Ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ mà Varna cung cấp tên khá nổi tiếng, có thứ hạng cao, an toàn. Vì vậy tôi xác nhận, làm hợp đồng mua bán. Ở thời điểm đó, hợp đồng này có giá trị lớn nhất từ khi công ty tôi ra đời.
Sau khi hàng xuất bến, ông Tyson gọi nhắc tôi gửi số vận đơn khi hoàn thành chứng từ. Vài ngày sau, vị khách kia lại hỏi về số vận đơn, than phiền vì sao lâu có như vậy. Những ngày sau, đối tác nhiều lần lặp lại câu hỏi về số vận đơn.
Tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó khả nghi khi khách hàng hỏi số vận đơn quá nhiều. 37 container hàng chỉ có một bộ chứng từ, một khi đã mất sẽ mất hết. Nếu khách có bộ chứng từ trong tay, họ có thể lấy hàng. Tôi tự nhủ phải cẩn thận, chỉ hồi đáp ngân hàng đang kiểm tra chứng từ vì lô hàng quá lớn.
Đã đọc được ở đâu đó về trường hợp lừa đảo nếu khách hàng có số vận đơn chuyển phát nhanh, tôi tổ chức họp nhân viên, thông báo với các bộ phận liên quan rằng "không có bất kỳ ai được phép thông báo số vận đơn cho khách hàng". Chỉ mình tôi được quyền làm điều đó.
Bộ chứng từ nhờ thu được công ty tôi gửi qua Vietcombank. Sau đó, ngân hàng dùng dịch vụ chuyển phát nhanh DHL để gửi đến ngân hàng nhờ thu tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ba ngày sau, DHL bất ngờ thông báo ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng không có khách hàng nào tên là Varna. Bộ chứng từ có giá trị quá lớn, ngân hàng không muốn xử lý.
Tôi liền gọi cho đối tác, thuật lại những gì ngân hàng thông báo. Ông Tyson lúc này bảo sẽ kiểm tra, có thể ngân hàng đã nhầm, đồng thời vẫn một mức đòi số vận đơn, bảo tôi gọi DHL quay lại vì người của Varna đã đợi ở ngân hàng.
Tôi đáp ngay: "Ngân hàng cũng không cho tôi số vận đơn". Tôi lại họp công ty một lần nữa và nhắc đi nhắc lại không một ai được đưa số vận đơn cho khách hàng.
Vị khách đến từ Bulgaria lại hối thúc đòi số vận đơn chuyển phát nhanh, thông báo tên ngân hàng nhờ thu mới. Công ty nhờ Vietcombank kiểm tra và được thông báo nhà băng này cũng tốt. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu Vietcombank gửi chứng từ đến nhà băng này.
Trong lúc đó, tôi vẫn nhận được những email, fax và điện thoại của khách hàng dồn dập hỏi về số vận đơn. Tôi chỉ nói ngắn gọn đang kiểm tra với ngân hàng và sẽ thông báo sau. Lúc này, linh cảm mách bảo tôi khách hàng này có vấn đề.
Hai ngày sau, Vietcombank nhận được thông tin từ ngân hàng mới ở Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng đã nhận được bộ chứng từ nhưng Varna cũng không phải là khách hàng của họ. Cảm thấy có nguy cơ xảy ra lừa đảo, họ gửi trả chứng từ. Bộ chứng từ cuối cùng về đến TPHCM. Lúc cầm trên tay, tôi vừa mừng vừa lo.
Cùng lúc đó, hãng tàu thông báo tàu đã cập cảng tại Bulgaria. Hàng sẽ được dỡ ra và xếp tại cảng Varna. Ông Tyson một lần nữa gọi điện hỏi có phải chứng từ đã được chuyển trả về Việt Nam hay không. Tôi chất vấn về việc cả hai ngân hàng đều nói là Varna không phải khách hàng của họ. Ông Tyson trở nên bối rối, nói sẽ kiểm tra lại và rồi điện thoại vang lên tiếng tút tút, không ai nghe máy nữa.
Những ngày sau, ông Tyson vẫn tiếp tục hỏi về bộ chứng từ của lô hàng. Tôi chỉ đáp Việt Nam đang nghỉ lễ và sẽ kiểm tra sau.
Gần như chắc chắn đây là vụ lừa đảo, tôi cảm thấy hú hồn khi đã lấy lại được bộ chứng từ. Nhưng bước tiếp theo là phải tìm cách chuyên chở 37 container này ra khỏi Bulgaria. Công ty khi đó mới thành lập được 5 năm. Số tiền hàng sau khi trừ tiền đặt cọc của khách còn hơn 2,9 triệu USD rất lớn đối với chúng tôi và gần như đều là tiền vay ngân hàng.
Phút cuối hú hồn
Tuy nhiên, khó khăn tiếp theo lại xuất hiện. Hãng tàu báo đã dỡ hàng nên phải có một công ty làm thủ tục để chở hàng về. Chuyện đưa hàng về không đơn giản như hình dung ban đầu.
Tôi quyết định dùng dịch vụ của Damco, hãng logistics lớn bậc nhất ở châu Âu lúc đó. Ông Samuel, trưởng đại diện của công ty này sau khi nghe tôi trình bày đã yêu cầu việc đầu tiên là phải ủy quyền toàn bộ lô hàng của Phúc Sinh cho họ.
Lòng tôi vẫn đầy băn khoăn. Ủy quyền toàn bộ lô hàng lớn như vậy có sao không? Tôi tự hỏi nhưng cũng tự trấn an bản thân Damco là công ty rất lớn. Hơn nữa, không ủy quyền cho họ thì không còn cách nào lấy được hàng.
Sau khi đã làm thủ tục, tôi chờ đợi chuyến tàu từ Varna đi Hamburg (Đức) để lấy hàng về. Tuy nhiên, vài ngày sau, Samuel gọi điện thông báo người mua cũ của Phúc Sinh đi cùng với luật sư, đưa ra chứng cứ đã ứng tiền 10% và muốn giữ hàng lại. "Chúng tôi đang giải quyết và sẽ liên lạc với ông sớm", ông Samuel nói ngắn gọn.
Tôi nghe tin mà tim như nhảy phắt ra khỏi lồng ngực lo cho lô hàng bị giữ lại. Nếu họ giữ hàng lại, tôi sẽ bị giữ gần 47 tỷ đồng, toàn bộ tiền vay ngân hàng, lúc này lãi suất tiền là 18-22% năm. Càng nghĩ tôi càng sợ hãi và tuyệt vọng.
Sau đó, ông Samuel thông báo lô hàng đã làm thủ tục hải quan, không có vấn đề gì. Dù xuất hiện một vài trục trặc khiến chuyến tàu xuất phát chậm hơn dự kiến một tuần, cuối cùng phía hãng logistics chúng tôi thuê cũng thông báo lô hàng đã lên tàu.
Trong vụ việc trên, chỉ cần tôi tiết lộ số vận đơn cho vị khách hàng ở Bulgaria là đã mất luôn bộ chứng từ, đồng nghĩa với việc mất trắng đơn hàng hơn 3 triệu USD.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hãy kiểm tra thật kỹ ngân hàng nhờ thu, danh tính người mua hàng, đặc biệt là khách hàng lần đầu làm việc nhưng đặt mua số lượng lớn. Lời khuyên của tôi là người mua ở đâu, ngân hàng nhờ thu phải ở đó, tránh trường hợp giao hàng đến Italy nhưng ngân hàng nhờ thu lại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi thường xuyên ghi nhận các vụ lừa đảo liên quan đến xuất nhập khẩu. Cuối cùng, đừng bao giờ tiết lộ cho khách hàng số vận đơn.
(Theo Dân trí)
Nghi án 100 container hạt điều đi Italy bị lừa: Gửi công hàm đề nghị điều tra
Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã xác minh thông tin, Việt Nam gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Cảnh sát, Tài chính và các cơ quan chức năng của Italy đề nghị nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc.