【lich bong dá anh】Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng đẩy ngành chăn nuôi vào thế khó
Giá thức ăn chăn nuôi tăng “khủng”,ánguyênliệunhậpkhẩutăngđẩyngànhchănnuôivàothếkhólich bong dá anh người chăn nuôi “ngấm đòn” | |
Không thể tăng thuế đối với các mặt hàng cẩu nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài | |
Tìm “chìa khoá” giảm nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi |
Chi phí TACN chiếm 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Giá thức ăn đi lên, giá sản phẩm đi xuống
Theo Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), chi phí TACN chiếm 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi. Giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, giá nguyên liệu TACN trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần. Tuy nhiên, giá bắt đầu tăng và tăng liên tục từ tháng 10/2020 đến nay. Đặc biệt đầu năm 2022, việc giá nguyên liệu TACN tăng kỷ lục do tăng giá năng lượng mà chủ yếu là do hậu quả của xung đột giữa Nga – Ukraine đã gây khó khăn và thách thức lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
“Với giá nguyên liệu TACN tăng cao từ năm 2021 đến nay, giá TACN thành phẩm đã tăng 18-22%. Việc tăng chi phí TACN làm cho lợi nhuận người chăn nuôi lợn giảm mạnh, thậm chí có những hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ”, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết.
Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Long An thông tin về con số chi tiết: “Hiện, cứ 100 kg lợn hơi xuất chuồng, nông dân lỗ 300.000 – 500.000 đồng. Chăn nuôi nông hộ đang ngày càng thu hẹp lại. Mặc dù giá lợn thấp nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua thịt giá cao”. Tương tự, ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai nhìn nhận, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi đang giảm và nguyên nhân quan trọng vẫn là giá TACN tăng cao, giá thành tăng, giá bán giảm.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, người chăn nuôi gia cầm đang gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường tiêu thụ chậm, dịch bệnh đe dọa, giá đầu vào tăng cao. Thậm chí, nhiều DN, trang trại đã phải giảm quy mô sản xuất, không tái đàn vì nuôi lứa nào cũng lỗ.
Tại Việt Nam, hiện nay tỷ trọng TACN công nghiệp (thức ăn được sản xuất tại các cơ sở có dây chuyền, thiết bị công nghiệp) chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn của toàn ngành chăn nuôi. Số còn lại (khoảng 30%) là do người chăn nuôi tận dụng từ nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có hoặc mua nguyên liệu về tự phối trộn. Để đáp ứng sản lượng TACN công nghiệp, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh. Năm 2021, cả nước cần trên 33 triệu tấn, trong đó trong nước cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm khoảng 40%), số còn lại từ nguồn NK (22,3 triệu tấn), số lượng này bao gồm cả nguyên liệu dùng cho thủy sản.
Cục Chăn nuôi dự báo, giá nguyên liệu TACN vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 (giá chào hàng nguyên liệu NK về Việt Nam giao hàng sau tháng 8/2022 vẫn ở mức tăng). Với sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu TACN NK khá lớn trong xu hướng giá nguyên liệu TACN còn tiếp tục tăng, áp lực đặt ra với ngành chăn nuôi thời gian tới không hề nhỏ.
Nâng cao năng lực sản xuất trong nước
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để giảm bớt áp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu TACN NK, Cục Chăn nuôi xác định giải pháp quan trọng là nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước thông qua việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt hiệu quả thấp sang trồng cây TACN (ngô, sắn…); tổ chức sản xuất trồng ngô, sắn theo hình thức hợp tác xã, trong đó DN sản xuất TACN thu mua ngô, sắn của nông dân với giá ổn định; tăng cường mối liên kết giữa cơ sở sản xuất TACN với cơ sở xay xát, kinh doanh thóc gạo để thu mua tấm, cám gạo làm TACN; phát triển sản xuất protein từ côn trùng (ví dụ: ruồi lính đen) để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm NK; quy hoạch cơ sở chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm… để tạo điều kiện cho việc thu gom và chế biến các nguồn phụ phẩm làm TACN.
Đáng chú ý, lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhấn mạnh: “Trường hợp giá nguyên liệu TACN tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện nay, đề xuất giảm thuế thu nhập DN; đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bốc dỡ và vận chuyển, hệ thống kho cảng và logictics để giảm chi phí NK nguyên liệu TACN”.
Ở góc độ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất TACN và cho nuôi ruồi lính đen, bà Đinh Thị Phương Khanh phân tích: nuôi ruồi lính đen để tạo nguồn protein sản xuất TACN thay cho nguyên liệu NK, thay cho đạm cá vì đây là nguyên liệu có giá thành cao hơn. Châu Âu và Mỹ rất ưa chuộng ruồi lính đen vì năng suất sinh học cao tới 10.000 tấn protein/ha. Các nước đang đẩy mạnh nuôi ruồi lính đen, nếu Việt Nam chậm là mất cơ hội. Việt Nam có điều kiện phù hợp nuôi loại ruồi này.
“Các DN ở Việt Nam cũng đang nghiên cứu đưa ruồi lính đen vào làm TACN, tuy nhiên Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc cho nuôi loại ruồi này. Sở đã đề nghị lên Bộ NN&PTNT, Bộ đã gửi sang Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng đến nay vẫn chưa có quy định. Điều này dẫn tới người dân và DN cứ làm tự phát còn địa phương quản lý rất khó", bà Khanh nói.
Từ góc độ DN, đại diện Công ty CP BaF Việt Nam cho biết, DN này hiện có 3 nhà máy chuẩn bị phục vụ sản xuất TACN để phục vụ nhu cầu nội bộ DN, đồng thời sắp tới có thể bán ra thị trường một phần. Vấn đề đáng lưu ý là, với nguyên liệu TACN hiện nay ở Việt Nam như ngô, đậu tương dù vẫn có nhưng DN sử dụng cho chăn nuôi còn e ngại nhất định, có thể vấn đề sấy, phơi, xử lý… không đạt chất lượng như mong muốn. Nhìn chung, khâu xử lý sau thu hoạch của Việt Nam chưa được ổn định.
“DN hiện chủ yếu vẫn đang sử dụng nguyên liệu TACN NK, trong đó ngô chiếm khoảng 50% tỷ trọng cám, khi đó giá ngô NK tăng tương đương với việc giá cám cũng tăng khoảng 50%. DN mong muốn nắm rõ chiến lược xử lý sau thu hoạch tại các vùng trồng trọt của Việt Nam hiện nay như thế nào, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước có hướng chỉ đạo ra sao để khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong khâu xử lý, chế biến sau thu hoạch”, vị này nói.
Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Giám đốc Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát bày tỏ: “Thuế NK TACN đã hạ rồi. Tuy nhiên, với tình hình giá TACN vẫn tăng cao như hiện nay, đề nghị Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ DN, hỗ trợ người chăn nuôi. DN lúc này đang rất khó khăn”.
So với cùng kỳ tháng 3/2021, giá nguyên liệu TACN tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc. Cụ thể, giá ngô hạt 10.200 đ/kg (tăng 29,3%); khô dầu đậu tương 16.500 đ/kg (tăng 33,4%); DDGS (bã ngô) 10.300đ/kg (tăng 23,1%); lúa mì 9.850 đ/kg (tăng 49,5%). Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 (giá chào hàng nguyên liệu NK về Việt Nam giao hàng sau tháng 8/2022 như sau: ngô khoảng 11.000 đ/kg, khô dầu đậu tương trên 17.000 đ/kg). Do giá nguyên liệu TACN tăng mạnh nên giá TACN công nghiệp (TACN thành phẩm) trong nước cũng tăng theo. So với cùng kỳ năm 2021, giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng là 12.500 đ/kg (tăng 18,4%); thức ăn cho gà thịt lông màu là 13.400 đ/kg (tăng 24,5%); thức ăn cho gà thịt lông trắng là 14.100đ/kg (tăng 29,8%). Năm 2019, cả nước có 265 cơ sở sản xuất TACN công nghiệp, đến năm 2021 là 269 cơ sở (DN FDI 90 cơ sở, trong nước 179 cơ sở), tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Tổng công suất thiết kế của 269 cơ sở là 43,3 triệu tấn, trong đó DN FDI chiếm khoảng 51%, trong nước chiếm khoảng 49%. Sản lượng TACN công nghiệp của cả nước năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%; trong đó DN FDI chiếm khoảng 60%, trong nước khoảng 40% về sản lượng. |
相关推荐
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Trao tặng Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2019 cho 100 đơn vị, doanh nghiệp
- Trung Nguyên đồng hành cùng Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC 2017
- Tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị
- Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- Khai mạc Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển du lịch bền vững 2017
- ‘Ký ức Hội An’ kích cầu du lịch Quảng Nam
- Chờ đón sự trở lại của những cuộn phim đen trắng mang nhãn Fujifilm