当前位置:首页 > Thể thao

【kềt quả bóng đá】Phát triển mô hình trồng nấm rơm trong nhà

Nông dân trong tỉnh đang phát triển mạnh việc trồng nấm rơm trong nhà,ểnmhnhtrồngnấmrơkềt quả bóng đá bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà cách truyền thống không có được.

Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong ở huyện Phụng Hiệp có 9 nhà trồng nấm, với diện tích khoảng 200m2.

Trồng nấm rơm kiểu mới

Bắt đầu trồng nấm rơm trong nhà từ năm 2021, đến nay Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong ở huyện Phụng Hiệp có 9 nhà trồng nấm, với diện tích khoảng 200m2. Mỗi năm sản xuất khoảng 7 đợt/nhà nấm. Ban đầu, đơn vị thử nghiệm bằng việc chất rơm nguyên cuộn, hình trụ trong nhà nhưng nhận thấy không hiệu quả nên đã áp dụng trồng trên kệ.

Bà Lữ Thị Nhật Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong, cho biết: Trồng trên kệ ở cơ sở hiện có 2 hình thức. Một là cuộn giống như chất nấm ngoài trời. Hai là chất lan, trải một lớp rơm rồi rải meo lên. Từ lúc đưa rơm vào nhà nấm đến lúc thu hoạch thì từ 12-15 ngày, còn nếu tính luôn thời gian ủ cũng hơn 30 ngày. Bắt đầu hái nấm đến hết luôn là khoảng 15 ngày. Hiện tại một chai meo thu hoạch được khoảng 2kg nấm.

Đơn vị này cũng tính đến chuyện sản xuất lớn áp dụng công nghệ 4.0 và máy móc vào trồng nấm. Theo bà Hằng, hệ thống cảm biến nhiệt sẽ giúp hạn chế vào nhà nấm để kiểm tra mà có thể kiểm tra qua điện thoại. Hệ thống này sẽ báo động nhiệt độ và hiển thị lên màn hình trước cửa nhà nấm. Nếu nóng quá thì hệ thống cảm biến sẽ hoạt động. Nóng sẽ phun sương, lạnh sẽ bật đèn sưởi. Ưu điểm là hạn chế ra vào khu vực trồng nấm, tránh việc đem mầm bệnh từ bên ngoài vào nhà kính. Tiết kiệm, nhân công và giảm sự vất vả cho công nhân.

Lợi thế trồng nấm trong nhà là điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, màu sắc của nấm dễ dàng hơn trồng ngoài trời. Rơm mục thì làm giá thể cho trùn ăn, phần còn lại dùng để trồng cỏ cho bò ăn. Hiện tại, cơ sở trồng nấm xoay vòng để đảm bảo cung cấp nấm đều đặn mỗi ngày cho thị trường khoảng 20kg nấm/ngày.

Rơm được mua từ các thương lái gom ở các tỉnh khác về nên chi phí đội lên, với giá trung bình khoảng 30.000 đồng/cuộn. Thậm chí có thời điểm hút hàng giá đội lên 40.000 đồng/cuộn. Giá rơm cao rơi vào khoảng vụ Hè thu vì đặc thù địa phương nên bà con bỏ vụ.

“Do nấm đẹp và chất lượng nên giá luôn cao hơn giá nấm thị trường 5.000 đồng/kg. Nấm rơm trồng trong nhà luôn được bán ra thị trường trên 50.000 đồng/kg. Sắp tới đơn vị sẽ kết hợp điện mặt trời và đăng ký sản phẩm OCOP để đưa mặt hàng nấm rơm vào siêu thị. Mong ước sản lượng khoảng 50-100kg/ngày trở lên khi có công nghệ mới, có nhân công chuyên làm nấm để đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo tên tuổi sản phẩm”, bà Lữ Thị Nhật Hằng bộc bạch.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: Trồng trong nhà kính nên kiểm soát được tất cả các mặt, từ đó năng suất cao, sản phẩm làm ra sạch và bà con nông dân rất dễ tiêu thụ đối với các siêu thị. Hiện nay những nơi này đang đặt hàng bà con để tiêu thụ các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, trong đó có nấm rơm trồng trong nhà kính.

Hình thành được 66 nhà trồng nấm

Thời gian qua, việc trồng nấm rơm trong nhà đang phát triển ở một số địa phương trong tỉnh, qua đó nổi lên nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao. Qua rà soát của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có 66 nhà trồng nấm. Theo đơn vị này, quy mô 100-200m2, mức đầu tư bình quân (chi phí ban đầu chưa trừ khấu hao nhà trồng) từ 40-80 triệu đồng/nhà trồng, khấu hao trong 5 năm thì chi phí cho từng năm từ 8-16 triệu đồng/năm. Lợi nhuận bình quân trên 112 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, việc tận dụng phụ phẩm trong canh tác lúa để trồng nấm rơm theo kỹ thuật tiên tiến (trồng trong nhà) có gắn thiết bị cảm biến nhiệt độ, phun sương… và kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp tăng thêm thu nhập nông hộ. Ngoài ra, khi phụ phẩm là rơm rạ sau chất nấm được tận dụng để ủ phân hữu cơ bón lại cho cây trồng, tránh lãng phí và góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, sản phẩm nấm rơm làm ra được liên kết với doanh nghiệp tạo thành chuỗi liên kết giúp ổn định đầu ra, nông dân an tâm canh tác.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho rằng: “Ứng dụng cơ giới hóa trồng nấm rơm trong nhà có thể khuyến khích làm mô hình kinh tế tuần hoàn vì tận dụng được nguồn phế phẩm. Tỉnh Hậu Giang sản xuất lúa là chủ yếu, rơm bỏ ra cũng nhiều. Người ta lấy rơm đó trồng nấm rơm, ngoài thu hoạch nấm tiêu thụ thì sau khi chất, rơm ủ thành phân. Hướng lâu dài, chúng tôi hướng dẫn ngoài bán phân rơm thì có thể sử dụng để trồng rau màu, cây ăn trái”.

“Việc trồng nấm rơm trong nhà có nhiều ưu điểm so với cách truyền thống. Nếu trước đây, việc ủ nấm rơm ngoài môi trường, người nông dân khó kiểm soát được nắng, mưa. Khi thời tiết không thuận lợi thì năng suất nấm sẽ thấp, còn khi đưa vào trong nhà có thể điều khiển được nhiệt độ, ẩm độ,… tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, năng suất cao. Ngoài ra, cái hay của mô hình là trên cùng đơn vị diện tích có thể làm nhiều tầng để ủ rơm, góp phần tăng năng suất so với ở ngoài, từ đó hiệu quả kinh tế cao hơn. Nấm được trồng trong môi trường lý tưởng cho sự phát triển nên năng suất cao hơn”, ông Võ Xuân Tân cho biết thêm.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

分享到: