当前位置:首页 > Cúp C1

【ket qua ngoai】Lãnh đạo Sở không nhất thiết là đảng viên

 Phó bí thư thường trực tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội về đợt thi tuyển 6 lãnh đạo cấp sở sắp tới.

- So với lần thi tuyển đầu năm,ãnhđạoSởkhôngnhấtthiếtlàđảngviêket qua ngoai đợt thi tuyển chọn 6 lãnh đạo cấp sở lần này có gì khác?

- Lần này chúng tôi sẽ làm bài bản hơn, có quy chế với việc gần như bắt buộc cấp có thẩm quyền chỉ phân công, điều động những cán bộ đã tham gia chính quyền, còn việc bổ nhiệm mới thì thực hiện thi. Thứ hai, lần này có đưa vào chế độ tập sự, tức sau khi thi, người trúng tuyển được bổ nhiệm vào chế độ tập sự một năm.

Trong thời hạn một năm ấy có phân công thành viên cấp thẩm quyền, ví dụ ban thường vụ tỉnh ủy phân công một người kèm cặp, hướng dẫn, đôn đốc, tạo điều kiện để người trúng tuyển thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, đây cũng là người chủ trì việc đánh giá sau thời hạn này, nếu đảm bảo mới bổ nhiệm còn không thì có thể xem xét lại.

Ảnh: Nguyễn Hưng.
Phó bí thư Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng trao đổi bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Như vậy việc trúng tuyển qua kỳ thi chỉ là điều kiện cần?

- Trong quá trình mở rộng đối tượng dự thi, ngoài cán bộ được quy hoạch trong hệ thống còn mở ra cả với những trường hợp khác ngoài xã hội. Có những trường hợp chuẩn bị đề án rất tốt nhưng người lại chưa có kinh nghiệm và hiểu biết cụ thể về ngành, lĩnh vực mình được bổ nhiệm nên nếu không có thời gian bồi dưỡng thì sự đánh giá sẽ không khách quan. Hoặc sẽ dẫn đến tình trạng chỉ nói hay mà không làm được việc, nhưng lại không có cơ chế để thôi. Lần này chúng tôi đưa ra chế độ tập sự thời hạn một năm là với mục đích như vậy.

- Bà có thể nói rõ hơn việc mở rộng đối tượng ứng thí ra bên ngoài?

- Ví dụ mở rộng đến các nhân sự, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, cả nhà nước và tư nhân, đơn vị sự nghiệp khác. Những người dự tuyển không nhất thiết phải là đảng viên mà chỉ cần có tiểu sử rõ ràng, được đào tạo chuyên môn, trình độ lý luận từ cao cấp trở lên hoặc có đủ điều kiện để cử đi đào tạo.

Do người ngoài Đảng khi trúng tuyển có thể khó bắt kịp công việc tại vị trí mới nên trong đề án này chúng tôi đã đưa vào nội dung yêu cầu cấp có thẩm quyền bố trí cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc cũng là kiểm tra tổ chức thực hiện. Việc này sẽ gắn với một người chịu trách nhiệm về lĩnh vực có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ chứ không chỉ là đơn phương ứng viên phải thể hiện.

- Lần này Quảng Ninh tổ chức thi tuyển tới 6 vị trí phó giám đốc Sở. Số lượng lớn cán bộ cần bổ sung như vậy là do nhiều cán bộ sắp về hưu hay do yêu cầu công việc cần tăng cường lãnh đạo?

- Đây là một lần ban thường vụ rà soát tất cả các nơi có nhu cầu bổ nhiệm. Trong năm 2013 và 2014, Quảng Ninh sẽ có 23 vị trí đã hoặc sẽ có các nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, bao gồm cả cấp trưởng lẫn phó. Chúng tôi cũng muốn kết hợp để chuẩn bị đội ngũ cho nhiệm kỳ 2015-2020, đẩy nhanh việc tổ chức thi tuyển các chức vụ này. Chúng tôi cũng dự kiến trước việc thi tuyển cùng lúc 6 chức danh sẽ dẫn đến tình trạng khối lượng người đăng ký dự thi lớn, mất thời gian hơn nên đã chia thành 2 đợt vào tháng 7 và tháng 8 tới.

- Dư luận địa phương đánh giá như thế nào về việc thi tuyển lãnh đạo?

- Việc ban hành quy chế là đã thể hiện sự tin tưởng và quyết tâm của Ban thường vụ tỉnh. Đây đồng thời là bước chuẩn bị để nâng cao trình độ và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cho nhiệm kỳ tới tốt hơn. Cách làm của chúng tôi vừa công khai, minh bạch, vừa mở rộng nguồn vừa định hướng đến lộ trình công tác cán bộ phải đồng bộ.

Về dư luận thì báo chí nên làm đợt khảo sát sẽ khách quan hơn. Còn trong đội ngũ đảng viên, đợt thi trước được hoan nghênh rất tốt nên mới khuyến khích chúng tôi làm thành quy chế.

- Vậy bà đánh giá thế nào về 2 trường hợp đã được tuyển trước đây, sau gần nửa năm hoạt động thực tiễn?

- Có thể khẳng định, cả hai vị trí đều đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Thực tế quá trình hoạt động thì ban đầu họ cũng có ngỡ ngàng, lúng túng. Như chị Phạm Hồng Lan được bổ nhiệm từ Ban Tuyên giáo tỉnh ủy về Sở Thông tin Truyền thông nên phải mất thời gian để điều chỉnh và khoảng một tháng sau thấy đã chững chạc hơn.

Còn chị Phạm Thùy Dương từ giám đốc một trung tâm lên làm Giám đốc Ban quản lý Vịnh, lại gặp tình huống là các cấp phó đều đã trưởng thành rất lâu ở đó, đã lớn tuổi nên cũng phải có thời gian để tiếp cận, tạo được sự đồng thuận chia sẻ. Vậy nên mất giai đoạn đầu lúng túng, sau đó thì Ban thường vụ tỉnh ủy có phân công người giúp đỡ và cũng tạo điều kiện tháo gỡ các khó khăn, tư vấn nên chị Dương đã vào việc tốt hơn.

Nguyễn Hưng/Vnexpress

分享到: