【tỷ số bóng đá tây ban nha hôm nay】Người khiếm thị đá bóng
Các “cầu thủ” khiếm thị tập luyện đá bóng tại sân bóng Hội Người mù tỉnh
Khi đôi tai phát huy tác dụng
Chiều cuối tuần,ườikhiếmthịđábótỷ số bóng đá tây ban nha hôm nay trên sân cỏ nhân tạo Hội Người mù tỉnh sôi động nhờ tiếng cười của những “cầu thủ” trên sân. 20 thành viên (15 trẻ khiếm thị - thị lực yếu và 5 trẻ mù hoàn toàn) của câu lạc bộ (CLB) bóng đá thanh thiếu niên mù được phó chủ nhiệm CLB Hoàng Tuấn Hải tập trung lại, sau đó cho khởi động, tiếp xúc bóng trước khi chia đội thi đấu.
Đội hình của hai đội được bố trí khá giống nhau, những người mù được xếp ở vị trí giữa sân hoặc tiền đạo, khung thành được giao cho hậu vệ và những thủ môn có thị lực yếu. Bên cạnh sử dụng bóng chuông (loại bóng cho người khiếm thị), cách mà các cầu thủ nhận bóng và chuyền cho đồng đội là tiếng vỗ tay. Đôi tai của các cầu thủ giúp họ nhận biết rõ hướng lăn, vị trí trái bóng để nhận bóng và chuyền cho đồng đội. Về phía đối thủ, thính giác giúp họ phát hiện những đường chuyền của đối phương để ngăn cản trái bóng tìm đường vào khung thành. Theo dõi trận đấu, nhiều người có cảm giác họ là những cầu thủ sáng mắt bởi khả năng phản xạ tương đối tốt, nhiều pha lên bóng tấn công, phối hợp tạt cánh, cản bóng khá chính xác.
Câu lạc bộ bóng đá thanh thiếu niên mù được thành lập tháng 10/2014. Nhờ sự đầu tư của dự án bóng đá cộng đồng tại Việt Nam (FFAV), các thanh thiếu niên khiếm thị đã có sân cỏ nhân tạo để tập luyện và vui chơi. Huấn luyện viên của đội bóng cũng được tập huấn cách hướng dẫn cho các em chơi bóng và rèn luyện một số kỹ năng sống. |
Anh Hoàng Tuấn Hải, Phó chủ nhiệm CLB bóng đá thanh thiếu niên mù chia sẻ, nhờ được học qua lớp phục hồi chức năng nên các em định hướng được cách di chuyển khá tốt. Đồng thời, như một bù đắp “trời cho”, đôi tai của những “cầu thủ” khiếm thị hoạt động tốt giúp họ làm chủ trận đấu.
Điểm thú vị là, các “cầu thủ” khiếm thị cũng biết nghiên cứu chiến thuật bóng đá trên sân từ những trận bóng chiếu trên truyền hình, nghe bình luận viên mô tả trận đấu. Cách học đá bóng như thế giúp nhiều em có khả năng đáng ngạc nhiên với môn thể thao “vua”. Điển hình như tiền đạo Huỳnh Bảo Duy (sinh năm 1997), được ví như Messi của đội bóng thanh thiếu niên mù với lối thi đấu có kỹ thuật, biết đưa bóng lắt léo. Sau giờ bóng lăn
Không “đao to búa lớn”, những sân chơi bóng đá giúp “cầu thủ” khiếm thị tự giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho nhau. Lứa tuổi của các thành viên CLB bóng đá thanh thiêu niên mù từ 10 – 20 tuổi. ngoài chơi bóng, các cầu thủ thường xuyên hướng dẫn cho nhau tập luyện, phân tích những điểm hay theo diễn biến trận đấu, để hình thành tư duy chơi bóng cho những em nhỏ tuổi hơn.
Cũng từ sân chơi này, các “cầu thủ” khiếm thị trở nên đoàn kết, biết lắng nghe, hiểu ý nhau hơn. Để có thời gian chơi bóng đá, họ giúp nhau học tập, chia sẻ chuyện buồn vui như những anh em ruột. “Trước mỗi buổi tập, mình thường xuyên nói chuyện về tính đạo đức trong thể thao, những đức tính tốt của mà một vận động viên phải có, nhất là sự đoàn kết, sức mạnh tập thể, sự sẻ chia. May mắn là các em lĩnh hội rất nhanh”, anh Hải nói.
Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc