Hôm nay mà có nó,ănhóabánhàkèo xiên là gì con trai tôi ăn đến bốn chén cơm là ít! Tôi chợt mỉm cười, vui với ý nghĩ của mình. Chưa kịp hỏi giá thì người phụ nữ đứng cạnh tôi hỏi cô bán hàng, giọng nhẹ nhàng: “một lạng giá mấy rứa con”? “15 ngàn đồng”. Cô này trả lời trống không. Mặt lạnh lùng. “Bán cho dì một lạng”. Người phụ nữ lại nhẹ nhàng nói tiếp. “Mua thì mua đủ 20.000 đồng. Đây không có tiền thối lại”. Cô bán hàng chảnh chọe! Thấy thái độ hỗn hào của cô bán hàng, người phụ nữ lớn tuổi có vẻ giận, nhưng vẫn giữ thái độ ôn tồn: “Này cháu, dì cũng không có tiền lẻ, con không có tiền lẻ thối thì dì cũng không mua nữa”. Nói rồi chị bỏ đi. “Không mua thì thôi”. Cô gái đáp trả. Lúc này tôi mới nhìn kỹ mặt cô gái bán hàng. Cô còn trẻ, khoảng 20 tuổi, có thể chỉ bằng tuổi cháu nội của người phụ nữ kia. Tôi và những người có nhu cầu mua tép tươi cũng rời khỏi hàng. Không ai nói một lời nào với cô gái. Lý do cô bán hàng có thái độ hách dịch là có thể cả chợ chỉ có hàng cô này là còn loại tép đó.
Đây không phải là trường hợp tôi gặp lần đầu. Có lần tôi đi chợ Hai Bà Trưng tìm mua chai dầu ăn hiệu Hướng Dương (do Nga sản xuất). Bà chủ đưa chai dầu ra, không tìm thấy ngày sản xuất và hạn sử dụng, tôi hỏi bà ấy có chai dầu nào bảo đảm tiêu chuẩn tôi lựa chọn không thì bà ta trợn mắt: “Cút, cút khỏi đây. Mua hàng còn đòi hỏi này nọ”. Tôi đi khỏi hàng trong sự ngỡ ngàng và xấu hổ. Thái độ tôi bình thường, sao bị bà ấy xúc phạm?
Tôi chợt nhớ có lần tôi nói chuyện với giám đốc một doanh nghiệp lớn, khi trao đỏi về văn hóa kinh doanh, ông nói:
Văn hoá kinh doanh là chìa khoá mở ra sự thành công và phát triển của cả nền kinh tế đất nước nói chung, của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Hình ảnh nâng cao uy tín cho doanh nghiệp qua những triết lý kinh doanh như phục vụ khách hàng hoàn hảo, coi khách hàng là thượng đế, chữ tín quý hơn vàng,... Phải chăng, đây chính là những tác động lâu dài và bền vững nhất của văn hoá khi nó thâm nhập vào công việc kinh doanh của mọi người. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp là một trong nhiều yếu tố làm nên thương hiệu của doanh nghiệp.
Tôi nghĩ người bán cá, bán hàng ở chợ, dù chưa phải là doanh nghiệp, nhưng xét cho cùng, họ cũng làm kinh doanh, nghĩa là họ cũng mua đi, bán lại để kiếm lời. Đó chính là nồi cơm, manh áo của họ. Nếu không có văn hóa bán hàng, đến một lúc nào đó người mua sẽ ít đi, hoặc không còn ai mua thì cuộc sống của họ sẽ ra sao? Thiết nghĩ, những người bán hàng cũng cần phải có văn hóa bán hàng để tồn tại với nghề mình chọn.
Đinh Hoàng Xuân Hồng