当前位置:首页 > Cúp C1 > 【dự đoán tây ban nha】Diêm dân lo lắng vì giá muối 正文

【dự đoán tây ban nha】Diêm dân lo lắng vì giá muối

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-25 20:52:37

Báo Cà MauNhững ngày đầu tháng Ba, diêm dân Tân Thuận, huyện Đầm Dơi vẫn miệt mài dưới cái nắng gay gắt nhằm "giữ lửa" cho cái nghề lắm nỗi nhọc nhằn này. Thời điểm này, làng muối Tân Thuận bước vào chính vụ - một vụ mùa đang gặp nhiều khó khăn cả về năng suất lẫn giá thành.

Những ngày đầu tháng Ba, diêm dân Tân Thuận, huyện Đầm Dơi vẫn miệt mài dưới cái nắng gay gắt nhằm "giữ lửa" cho cái nghề lắm nỗi nhọc nhằn này. Thời điểm này, làng muối Tân Thuận bước vào chính vụ - một vụ mùa đang gặp nhiều khó khăn cả về năng suất lẫn giá thành.

Làng muối Tân Thuận nằm dọc theo sông Gành Hào, thuộc ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận với khoảng 80 hộ dân đang làm nghề này trên diện tích khoảng 180 ha. Đây là làng nghề được hình thành cách đây hơn 30 năm. Là người có thâm niên trên 20 năm trong nghề, bà Đỗ Thị Trợt nói về vụ mùa năm nay với vẻ mặt thất vọng và tiếng thở dài: "Đầu mùa thì gió lớn ảnh hưởng đến năng suất, mọi năm tháng này trong kho phải có trên 1.000 giạ muối, nhưng hiện nay chỉ thu hoạch được chừng 700-800 giạ, còn giá thì càng thê thảm, chỉ khoảng 700 đồng/kg. Rời quê hương Bến Tre xuống đây theo nghề muối vì nghèo khó, nhưng đã hơn 20 năm gắn bó với nghề, cuộc sống cũng không khá lên mấy”. 

Do giá thấp và không có thương lái thu mua, hiện nay đa phần muối sau khi thu hoạch được diêm dân Tân Thuận lưu kho.

Vụ muối của người dân Tân Thuận thường bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng Ba âm lịch hằng năm, tuỳ theo mùa khô từng năm. Các công đoạn làm muối tưởng chừng đơn giản, chỉ cần bơm nước biển vào ruộng, sau đó chờ nắng làm nước bốc hơi là có thể thu hoạch. Thế nhưng, bà Trợt cho biết, nếu không tính công làm ruộng, đắp bờ để làm ra được hạt muối thì nước biển cũng phải được bơm sang gần 30 ruộng mới có thể kết tinh. “Nếu đơn giản chỉ bơm nước vào chờ bốc hơi rồi thu hoạch thì anh em diêm dân chúng tôi đâu phải đen xạm như than đước thế này”, anh Trần Minh Lợi tiếp lời bà Trợt.

Anh Lợi là thế hệ thứ hai trong gia đình tiếp nối nghề làm muối nơi đây. Tuy chỉ gần 40 tuổi nhưng anh Lợi cũng đã có hơn 20 tuổi nghề. Anh tâm sự, trong suốt thời gian gần bốn tháng mùa vụ, mỗi ngày diêm dân chỉ có thể nghỉ ngơi được chừng hơn một tiếng đồng hồ, còn lại phải ở ngoài ruộng. Cực khổ là vậy nhưng năm nào được giá cũng sống được, còn như năm nay giá thấp, làm để cho có chứ chắc không có lãi, không chỉ giá thấp mà hiện tại muối cũng rất khó bán.

Giá thấp, thương lái không mua, hầu hết diêm dân Tân Thuận dù muốn hay không cũng phải đưa vào kho trữ lại, hy vọng giá sẽ lên vào mùa mưa. Anh Lợi tâm sự, câu chuyện được mùa mất giá của hạt muối gần như không còn xa lạ với người dân nơi đây, không bán được phải cho vào kho là chuyện năm nào cũng có. Thế nhưng, khổ nỗi để canh tác được ruộng muối hơn 1 ha, gia đình phải thuê ba nhân công, mỗi tháng chi trả lương gần chục triệu đồng, muối không bán được lấy gì lấp vào.

Bà Trợt cho biết, trong suốt hơn 20 năm làm nghề nhưng chỉ có một năm duy nhất người dân nơi đây được mùa và trúng giá. Đó là vào năm 2009, khi ấy giá muối lên đến trên 70.000 đồng/giạ. Sự khó khăn trong nghề khiến bà Trợt từng phải bỏ nghề đi TP Hồ Chí Minh tìm kế sinh nhai, tuy nhiên không bao lâu lại trở về tiếp tục gắn bó với ruộng muối. Bà tâm sự: “Chỉ mới đi được độ hai, ba tháng nhưng nhớ nghề quá, thế là bỏ hết trở về nơi đây theo lại nghề làm muối”.

Là một làng nghề có bề dày trên 30 năm, lại có những người tha thiết gắn bó, cùng với đó là sản phẩm muối Tân Thuận được đánh giá chất lượng hơn so với nhiều vùng, miền khác trong cả nước. Thế nhưng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Dương Hết Hồn chia sẻ, các ngành chuyên môn từ trước đến nay mở rất nhiều lớp tập huấn, nào là nuôi tôm, cua cho đến gà, vịt, trâu, bò... nhưng chưa thấy có một lớp tập huấn nào hướng dẫn diêm dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Đa phần người dân làng muối chỉ sản xuất theo truyền thống, cha truyền con nối, kinh nghiệm người trước lưu giữ lại cho thế hệ sau từ thực tế sản xuất.

Việc chưa có phương thức sản xuất mới tiến bộ, hiệu quả hơn, nghề làm muối được xem là rủi ro cao. Chỉ tay qua ruộng muối trắng xoá đang chuẩn bị thu hoạch, anh Lợi bộc bạch: "Thấy vậy chứ chưa chắc ăn, chỉ cần có cơn mưa trái mùa là xem như mất trắng, phải làm lại từ đầu. Có lẽ chính điều này mà khi diêm dân chúng tôi cầm sổ đỏ ra ngân hàng vay vốn, thấy hai chữ "đất muối" là xem như về tay không. Trong khi đất muối là loại đất có giá trị hơn hẳn đất lúa và cả đất tôm, nhưng không ngân hàng nào dám cho vay vốn".

Để nghề muối có thể duy trì và phát triển, ông Dương Hết Hồn cho rằng: "Lúc này, bà con diêm dân cần phải được tiếp cận vốn vay để đầu tư vào sản xuất. Đồng thời tiếp cận kỹ thuật mới để thay đổi dần cách thức sản xuất truyền thống như hiện nay sang sản xuất muối trải bạt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần tạo đầu ra ổn định và phát triển được nghề làm muối truyền thống của vùng quê ven biển này"./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá