【ty so ac milan】Đại biểu Quốc hội: Nhiều DNNN vẫn chưa thực sự là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước
ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình): 10 đồng vốn đầu tư mới thu được 1 đồng tăng trưởng
Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách,ĐạibiểuQuốchộiNhiềuDNNNvẫnchưathựcsựlàlựclượngnòngcốtcủakinhtếNhànướty so ac milan pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016 cho thấy một thực trạng đáng buồn. Lẽ ra, DNNN phải đóng vai trò dẫn dắt trong nền kinh tế, nhưng các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của khu vực này lại đang ở vị trí “khóa đuôi”.
Hệ số ICOR của khu vực DNNN luôn cao hơn nhiều so với các thành phần kinh tế khác. Ví dụ, năm 2016 các DNNN phải bỏ ra gần 10 đồng vốn đầu tư mới thu được 1 đồng tăng trưởng, cao gấp gần 2 lần so với mức chi trên 5 đồng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và cao gấp hơn 1,5 lần so với mức trên 6 đồng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Hơn nữa, mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tài sản tại các DNNN không chỉ ở mức thấp, mà còn có xu hướng giảm liên tục theo thời gian, từ 16,4% và 6,5% năm 2012 xuống còn 10% và 4,6% năm 2016.
Điểm rất cần lưu ý là xu hướng sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn tại các DNNN nêu trên lại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tức là nó diễn ra ngược chiều với xu thế chung. Điều này cho thấy, những yếu kém của khu vực DNNN chủ yếu là vấn đề nội tại của khu vực này, chứ không phải do những tác động từ môi trường bên ngoài.
ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ): Tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu
Báo cáo của Đoàn Giám sát đã khái quát được kết quả đạt được và hạn chế về tình hình sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các DN và cổ phần hóa DNNN. Tuy nhiên, tôi đề xuất Chính phủ cần sớm nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư sản xuất kinh doanh tại DN để phù hợp với chủ trương của Đảng theo hướng DNNN là DN do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, hoặc cổ phần vốn góp chi phối.
Bên cạnh đó, để duy trì được vị trí then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng theo chủ trương của Đảng cần một lượng vốn nhất định. Ngoài lượng vốn, các DNNN ở lĩnh vực then chốt đang nắm giữ cũng có lúc cần bổ sung để duy trì phần vốn góp để đầu tư mở rộng hoàn thành nhiệm vụ mới. Vì vậy, đối với tiền thu từ thoái vốn cổ phần hóa cần tính toán số vốn dành riêng duy trì và phát triển DNNN theo đúng chủ trương của Đảng. Cần tính toán từ bây giờ, tránh tình trạng tiền thu được sử dụng cho đầu tư và các nhiệm vụ khác khi cần phát triển cho DNNN lại không thu xếp được.
Một điểm nữa, mục tiêu đầu tư kinh doanh của DNNN, vốn nhà nước cần bảo đảm tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Đặc biệt, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của SCIC, không nên để tình trạng SCIC thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực không then chốt của Nhà nước đang thoái vốn. Mặc dù, chức năng quan trọng của SCIC là kinh doanh vốn, nhưng vì là DNNN sử dụng vốn nhà nước nên SCIC chỉ nên đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực phù hợp với chủ trương.
ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh) tham gia thảo luận. |
ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh): Tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước còn cao
Tôi cho rằng, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước tại các DN cổ phần hóa còn cao, sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược còn rất hạn chế. Tuy số DNNN được cổ phần hóa đạt kết quả cao, song theo số liệu bán cổ phần lần đầu của 426 DN, thì trong tổng số vốn điều lệ, Nhà nước vẫn nắm giữ đến 81,1%, và có đến 70% DNNN nắm giữ trên 90%.
Kết quả như vậy là chưa đạt yêu cầu của chủ trương cổ phần hóa DNNN, vì khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông tăng thì họ mới có động cơ cải thiện kết quả hoạt động của DN và chỉ khi đó họ mới có thực quyền trong việc tham gia cải cách mô hình quản trị DN.
Trong số chưa đầy 20% vốn điều lệ sau bán cổ phần lần đầu của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước nắm giữ, các nhà đầu tư chiến lược chỉ chiếm 7,3%. Việc tăng tỷ trọng của nhà đầu tư chiến lược có vai trò cực kỳ quan trọng, vì họ không chỉ mang lại nguồn tài chính, mà thực sự mới là người đem lại cho DN công nghệ, phương thức quản trị hiện đại, thị trường mới, qua đó đóng góp tích cực cho NSNN.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, phần lớn tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nhỏ, làm giảm sự quan tâm của họ. Tỷ lệ chào bán ra ngoài dưới mức chi phối cũng làm giảm sự thu hút nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư muốn chuyển quyền sở hữu DN sau cổ phần hóa. Do đó, cần tiếp tục rà soát tách bạch những lĩnh vực NN cần chi phối và những lĩnh vực cần huy động vốn từ xã hội. Duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại DN ở mức hợp lý nhằm huy động các nhà đầu tư tích cực tham gia cổ phần hóa.
Bản thân DNNN kém hấp dẫn do những yếu tố nội tại. Bên cạnh đó, việc xác định giá trị DN khi cổ phần hóa chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng giá trị của DN; cùng với việc chưa công khai, minh bạch trong tiến trình bán cổ phần ra bên ngoài; quá trình cổ phần hóa kéo dài, phức tạp, nhiều yêu cầu khó khả thi. Đó là những nguyên nhân khiến nhà đầu tư e ngại và chúng ta phải có giải pháp khắc phục khả thi.
ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội): Khó quy trách nhiệm trong quản lý vốn
Báo cáo kết quả giám sát của QH đã phản ánh đầy đủ bức tranh quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN cũng như quá trình cổ phần hóa DNNN 2011- 2016.
Dù có nhiều cơ chế, chính sách, nhưng nhiều DNNN vẫn chưa thực sự là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước, chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư; không ít DN và dự án đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ, thất thoát. Cơ chế kiểm soát giám sát việc thực hiện quyền, lợi ích của các cơ quan và người đại diện chủ sở hữu Nhà nước còn nhiều bất cập. Tổng tài sản nhà nước tại các DN 100% vốn Nhà nước và DNNN giữ cổ phần là khá lớn, cần đẩy mạnh lộ trình thoái vốn Nhà nước tại DN.
Với số tiền đầu tư dàn trải vào nhiều DN, lĩnh vực và do nhiều cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu khiến công tác kiểm soát, quản lý tài chính gặp nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát trong việc đầu tư và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước, cũng như tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nhiều DNNN.
Vốn Nhà nước nằm tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không tính trong các DN cổ phần (1,4 triệu tỷ đồng) là nguồn lực lớn, nếu không được quản lý chặt chẽ, vốn Nhà nước sẽ thất thoát, lãng phí nhưng rất khó trong quy trách nhiệm cụ thể trong xem xét, đánh giá.
ĐB Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang): Chưa lột tả bức tranh tổng thể đầu tư ra nước ngoài
Tôi cơ bản tán thành nhiều nội dung mà Báo cáo kết quả giám sát và Báo cáo của Chính phủ đã nêu. Tôi xin nhấn mạnh một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN. Thời gian qua đã xảy ra những vi phạm trong lĩnh vực này dẫn đến những hậu quả nặng nề khó khắc phục. Một số vụ việc đã phải gửi qua cơ quan điều tra, xử lý hình sự. Tôi cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này xuất phát từ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với DNNN. Vấn đề này cần nhìn nhận ở hai góc độ. Góc độ của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN và góc độ quản trị DN.
Từ góc độ của đại diện chủ sở hữu, có thể thấy, phần lớn các DN này vẫn có tổ chủ quản hoặc chính quyền cấp tỉnh chủ quản. Các cơ quan quản lý nhà nước cùng lúc thực hiện hai chức năng nên dễ gây xung đột lợi ích trong việc ban hành chính sách với chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát. Cách thức thực hiện giám sát, đánh giá hiện chủ yếu căn cứ vào các báo cáo của DNNN mang tính thống kê hơn là báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu. Việc giám sát, đánh giá chủ sở hữu cũng căn cứ vào kết quả thực hiện so với kết quả do DNNN tự xây dựng và đăng ký, nên đánh giá chưa rõ được yêu cầu và đòi hỏi của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN. Việc hình thành và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thống kê của DNNN nói chung để phục vụ công tác giám sát, đánh giá còn hạn chế.
Từ góc độ quản trị DN, cần thấy rằng, hoạt động kiểm soát nội bộ DN còn hạn chế. Một số trường hợp còn thiếu tính độc lập với Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban điều hành DN, nên không thể phát huy vai trò là công cụ cảnh báo sớm, ngăn ngừa các vi phạm về quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước tại DN.
-
Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJCThị trường nông sản tuần qua: Giá cà phê bật tăng mạnh trở lại, vượt 34.000 đồng/kgBất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu ÂuSeattle là thành phố đầu tiên của Mỹ cấm phân biệt đẳng cấpGiá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫyTrung Quốc thử nghiệm thành công tàu siêu tốc ''bay trên mặt đất''Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững'Mật ngữ' công nương Kate sử dụng với con trai tại sự kiện công cộngĐốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháyĐảm bảo thương mại thông suốt tại các cửa khẩu
下一篇:Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Chính phủ Mỹ cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của khu vực ASEAN
- ·Trung Quốc đề xuất miễn phí giáo dục đại học để thúc đẩy tỷ lệ sinh
- ·Infographic: Vốn hóa của Zoom vượt tổng vốn của 7 hãng hàng không
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·TP.HCM cảnh báo chiêu lừa 'ba con bị tai nạn' ở trường học
- ·Ngăn chặn gian lận trong xuất khẩu khoáng sản
- ·Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·ĐH Văn Lang dự Hội nghị và triển lãm giáo dục quốc tế châu Á
- ·Mua vé số qua Vietlott SMS, trúng hơn 29 tỷ đồng
- ·Vũ Hán đón Tết trở lại
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Toán năm học 2022
- ·Phát hiện giả mạo chứng từ nộp thuế
- ·Tăng hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách tiết kiệm
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Năm 2023: ASEAN sẽ vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới
- ·Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động
- ·Bước tiến mới trong công tác bảo trì đường bộ
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- ·Tàu hải quân Pháp sắp thăm Việt Nam
- ·Nền sản xuất đang phục hồi nhưng không thể chủ quan
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- ·Bắt giữ 14 cá thể tê tê, 8 tấn mỳ chính nhập lậu
- ·Tiếp tục phát hiện nhiều vụ buôn lậu thuốc lá
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·"Thu hồi nợ thuế cần sự quyết tâm cao"
- ·Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo
- ·Bước tiến mới trong công tác bảo trì đường bộ
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam