Mới đây,ạntấtcảccbiệnphptrừngphạgiải u19 pháp Liên minh châu Âu (EU) lại tiếp tục gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga, đồng thời gia tăng hỗ trợ vũ khí cho Ukraine chống lại Mátxcơva.
Nhà máy lọc dầu Tuapse, Nga bị tấn công. Ảnh: RBC
Đến nay, EU đã áp đặt tổng cộng 14 lệnh trừng phạt Nga, đồng thời đã gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa, đến ngày 31-1-2025. Quyết định này bao gồm cả các biện pháp trừng phạt từ hồi năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea và các biện pháp mới được áp đặt từ năm 2022 khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Lệnh trừng phạt bao gồm các biện pháp hạn chế trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, công nghệ, công nghiệp, giao thông, cũng như hạn chế nhập khẩu dầu mỏ và sản phẩm hóa dầu từ Nga, hạn chế xuất khẩu sang Nga các mặt hàng xa xỉ và hàng hóa lưỡng dụng. EU cũng thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với các hành động nhằm “lách” các lệnh trừng phạt. Những lệnh trừng phạt này đã làm Nga gặp không ít khó khăn, nhất là lĩnh vực kinh tế.
Cùng thời gian này, EU, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã ký kết hợp tác, hỗ trợ Ukraine trên nhiều phương diện. Đến nay, Ukraine đã ký thỏa thuận an ninh song phương với hơn 10 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Các thỏa thuận được cho là sẽ giúp Ukraine đảm bảo an ninh, đồng thời mở đường cho Kiev có thể gia nhập EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, khẳng định: “Việc ký thỏa thuận với Ukraine đánh dấu mốc lịch sử khi chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho Kiev cả về tài chính và quân sự nhằm giúp Ukraine đấu tranh để bảo vệ tương lai của mình cũng như hòa bình của chúng tôi”.
Theo đó, EU cam kết tiếp tục viện trợ quân sự sát thương và phi sát thương, huấn luyện cho Ukraine thông qua Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF), Quỹ Hỗ trợ Ukraine. EPF sẽ có ngân sách 5 tỉ euro (5,3 tỉ USD) cho năm 2024.
Mặc dù phía Nga tuyên bố lệnh trừng phạt của EU và các quốc gia khác không thể làm ảnh hưởng đến nước này, đồng thời coi các biện pháp trừng phạt là bất hợp pháp và thiếu tính xây dựng. Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh rằng một trong những điều kiện để giải quyết tình hình tại Ukraine là phải dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt Nga.
Hồi cuối tháng 6, Nga tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này. Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov gọi các biện pháp trừng phạt là bất hợp pháp và cho biết đã mở rộng đáng kể danh sách đen những người bị cấm nhập cảnh Nga. Đồng thời khẳng định bất kỳ hành động không thân thiện nào của phương Tây sẽ gặp phải “phản ứng cần thiết”.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về thiệt hại của hai phía nhưng những con số đưa ra gần đây cho thấy thiệt hại về người và của là một con số khổng lồ.
Phía Ukraine cho rằng, đến nay Nga đã mất tổng cộng khoảng 500.000 binh sĩ (gồm cả người chết và người bị thương khi chiến đấu) ở Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 24-2-2022. Ngoài ra, còn có hàng chục ngàn xe tăng, xe chiến đấu khác, hơn 11.000 hệ thống pháo, 1.040 hệ thống rocket phóng loạt, 754 hệ thống phòng không, 347 máy bay, 325 trực thăng, 9.104 máy bay không người lái, 26 tàu thuyền, 1 tàu ngầm..., bị tiêu diệt.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Ukraine đã mất tổng cộng hơn 71.000 binh sĩ (gồm chết và bị thương) và 11.000 đơn vị vũ khí.
Tuy nhiên, thực tế thiệt hại của cả hai phía gấp nhiều lần so với con số báo cáo.
Hiện giao tranh vẫn diễn ra ngày càng ác liệt hơn nên những lệnh trừng phạt nhằm vào nhau rõ ràng không mang lại kết quả khả quan nào cho đàm phán ngừng bắn. Một giải pháp hòa bình thực chất đang chờ các tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan đề xuất.
HN tổng hợp