会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty.so.bong.da.hom.nay】Có bi quan khi kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại dư âm bất ổn?!

【ty.so.bong.da.hom.nay】Có bi quan khi kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại dư âm bất ổn?

时间:2025-01-13 07:39:24 来源:Empire777 作者:Cúp C1 阅读:848次

Hiện diện nhiều dấu hiệu bất ổn

Bước sang năm 2024,óbiquankhikinhtếtoàncầuvẫntồntạidưâmbấtổty.so.bong.da.hom.nay thế giới tiếp tục chứng kiến những cuộc xung đột chính trị lớn chưa có dấu hiệu dừng lại: cuộc xung đột ở Ukraine, Dải Gaza cùng tranh chấp lãnh thổ… Tình hình đó đã và đang rải gam màu xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu.

Mới đây, trong báo cáo “Tình hình Kinh tế thế giới và Triển vọng 2024”, Liên hợp quốc đã đưa ra dự báo ảm đạm về kinh tế toàn cầu năm 2024, do những thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng.

Cụ thể, Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,4% trong năm nay, so với mức tăng trưởng ước tính vượt dự báo 2,7% trong năm ngoái. Như vậy, mức tăng trưởng dự báo này thấp hơn so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát vào năm 2020.

Vậy còn thực tế thì sao? Điều gì đang diễn ra?

Hôm 15/2, hai nền kinh tế thuộc nhóm lớn nhất thế giới - Anh và Nhật Bản - đều công bố GDP quý IV/2023 giảm. Điều này đồng nghĩa cả hai rơi vào suy thoái, khi có 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm.

Một số nền kinh tế khổng lồ trên thế giới đã rơi vào suy thoái trầm trọng kể từ cuối năm 2023 và được nhận định khó có khả năng phục hồi nhanh trong năm 2024. Đơn cử là Nhật Bản, Chính phủ nước này ngày 21/2 tỏ ra kém lạc quan hơn về tình hình kinh tế trong tháng do những lo ngại về chi tiêu tiêu dùng và sản xuất. Lần đầu tiên trong 2 năm, Chính phủ Nhật Bản đã hạ mức đánh giá về chi tiêu tiêu dùng, lưu ý rằng xu hướng tăng tiêu dùng gần đây "có vẻ chững lại", Chi tiêu tiêu dùng thường tương đương hơn một nửa GDP của Nhật.

Theo báo cáo kinh tế của Chính phủ Nhật, mặc dù sản lượng công nghiệp dự kiến sẽ tăng, nhưng hoạt động sản xuất gần đây lại đi xuống. Những đánh giá tiêu cực này được đưa ra trong bối cảnh số liệu công bố trước đó cho thấy nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái trong quý cuối năm ngoái do nhu cầu nội địa yếu.

Có bi quan khi kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại dư âm bất ổn?
Nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái trong quý cuối năm ngoái. Ảnh: TL

Một nền kinh tế lớn ở châu Âu là Đức cũng đang chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng. Ngày 21/2, Nội các Đức thông qua việc điều chỉnh giảm mạnh mức tăng trưởng kinh tế năm nay từ 1,3% như dự báo trước đó xuống còn 0,2%. Trong báo cáo hằng tháng, Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank cho biết, Đức sẽ không nhìn thấy tín hiệu tăng trưởng nào trong quý đầu năm nay.

Báo cáo nêu: "Nền kinh tế Đức vẫn chưa có sự phục hồi. Sản lượng kinh tế có thể giảm nhẹ trở lại trong quý I/2024. Với sản lượng giảm lần thứ hai liên tiếp, nền kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoái kỹ thuật" - ngân hàng này cảnh báo.

Không sáng sủa hơn Đức, kinh tế Pháp trì trệ trong ba tháng cuối năm 2023 với mức tăng trưởng 0% và tiếp tục ảm đạm. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ước tính GDP của nước này sẽ chỉ còn 1%, giảm so với dự báo 1,4% trước đó. Mức này cũng tương tự kỳ vọng của Ủy ban châu Âu đối với kinh tế Pháp, vào khoảng 0,9%.

Nhìn vào 2 nền kinh tế đầu tàu là Đức và Pháp suy thoái và dự báo giảm mức tăng trưởng cho thấy, khả năng phục hồi của nền kinh tế châu Âu cần rất nhiều thời gian.

Điểm sáng le lói trên bức tranh kinh tế toàn cầu

Trước thực trạng nêu trên, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, bên cạnh khó khăn vẫn còn rất nhiều những yếu tố tươi sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu, nên thay vì tỏ ra bi quan, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng có một năm 2024 tốt đẹp.

Theo dữ liệu mới nhất từ Ipsos (công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường đa quốc gia có trụ sở chính tại Paris, Pháp), trung bình toàn cầu có 70% số người được hỏi cho biết, họ cảm thấy lạc quan rằng năm 2024 sẽ tốt hơn 2023. Tuy nhiên, những lo ngại về kinh tế vẫn tồn tại, với 70% người được hỏi kỳ vọng lạm phát và lãi suất cao hơn vào năm 2024. Ngoài ra, 59% dự đoán công việc văn phòng sẽ quay trở lại.

Theo báo The National (UAE), các nhà phân tích chỉ ra mặc dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm hơn vào năm 2024, nhưng điều tồi tệ nhất có lẽ đã qua. Những tín hiệu lạc quan như chi tiêu tiêu dùng tăng, sự phục hồi của sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm và lạm phát đang trên đà hạ nhiệt..., đang thúc đẩy niềm tin về một triển vọng kinh tế toàn cầu tươi sáng vào năm nay.

Còn theo đánh giá IMF, tăng trưởng toàn cầu thời gian qua đã cho thấy khả năng phục hồi trong năm 2024 và tỷ lệ lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến.

Có bi quan khi kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại dư âm bất ổn?
Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2024 đã giảm bớt nhờ kinh tế Mỹ hoạt động tốt hơn Ảnh: TL

“Kinh tế toàn cầu tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi đáng chú ý, nhờ lạm phát giảm đều và tăng trưởng ổn định, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm và rủi ro vẫn còn” - nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong báo cáo “Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng 2024”, Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2024 đã giảm bớt nhờ kinh tế Mỹ hoạt động tốt hơn dự kiến trong năm 2023. Về vấn đề này, trang tài chính CNN cũngcho rằng có 5 lý do để có thể lạc quan trong năm nay: thứ nhất là lạm phát đã hạ nhiệt một cách kỳ diệu so với mức kỷ lục trong 4 thập kỷ vào tháng 6/2022; thứ hai, FED sẽ tuyên bố chiến thắng, điều này đồng nghĩa với hạ lãi suất sớm trong năm nay; thứ ba, lạm phát giảm, nỗi lo suy thoái xa dần sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán; thứ tư, thất nghiệp đang ở mức 3,7%, gần thấp nhất trong nửa thế kỷ và cuối cùng, lương đã dần bắt kịp với lạm phát.

Trong khi đó, một số nền kinh tế đang phát triển tốt thị trường mới nổi cũng cho thấy sức bền và khả năng phục hồi mạnh mẽ trước tình hình ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu năm 2023. Đơn cử như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hay trong khối Eurozone vẫn còn những điểm sáng khi các nền kinh tế lớn còn lại trong "bộ tứ" là Ý và Tây Ban Nha có mức tăng trưởng tốt. IMF đánh giá kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng 0,9% trong năm nay trước khi hồi phục ở mức 1,7% vào năm 2025.

Mặt khác, kinh tế khu vực châu Á, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang ngày càng cho thấy những dấu hiệu tích cực, nhất là sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. ADB nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ mức 4,9% lên 5,2% trong năm nay./.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
  • President visits Gia Lai province ahead of Tết
  • Defence co
  • PM calls for increased Mekong co
  • Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
  • Threat of nuclear war dominates Asia
  • Thăng admits wrongs, seeks leniency
  • HCM City, Laos officials share experiences in land management
推荐内容
  • Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
  • Trade, investment to drive ASEAN
  • Interrogation begins in PVN corruption trial
  • PVP Land case brought to trial in Hà Nội
  • Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
  • Defence co