【bxh venezuela】Bài 2: Siết điều kiện cho vay lại

作者:Nhà cái uy tín 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:05:15 评论数:

trang 6

Khi cho vay phải có nguồn dự phòng để bù đắp,àiSiếtđiềukiệnchovaylạbxh venezuela xử lý khi có rủi ro phát sinh.

>> Bài 1: Tại sao phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công?

Dự thảo Luật Quản lý nợ công quy định chặt chẽ hơn về các điều kiện cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, gồm: Tình hình tài chính lành mạnh; giới hạn tổng mức dư nợ vay lại chịu rủi ro trên vốn chủ sở hữu của tổ chức tài chính - tín dụng; có mức xếp hạng tín nhiệm ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, trừ ngân hàng chính sách của Nhà nước; thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật...

Yêu cầu đơn vị liên quan có trách nhiệm giải trình

Về phạm vi, luật hiện hành quy định nợ công gồm: Nợ chính phủ; nợ được chính phủ bảo lãnh; và nợ của chính quyền địa phương. Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý nợ công kế thừa quy định trên, đồng thời, bổ sung quy định nợ công không bao gồm: Nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đơn vị sự nghiệp công và tổ chức kinh tế khác của nhà nước; nợ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ. Quy định này để làm rõ hơn phạm vi tính toán, thống kê nợ công.

Dự thảo bổ sung yêu cầu gắn trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động vay, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công. Nguyên tắc này nhằm kiểm soát chặt chẽ, kiềm chế tốc độ gia tăng nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội.

Về các công cụ quản lý nợ, luật hiện hành không có quy định cụ thể về chỉ tiêu an toàn, chiến lược, chương trình, kế hoạch về nợ công mà chỉ quy định về các chỉ tiêu an toàn nợ. Trên thực tế, các công cụ chiến lược, kế hoạch về quản lý nợ công được xây dựng và triển khai trong thời gian qua đã phát huy tác dụng và khẳng định sự cần thiết đối với quản lý nợ chủ động. Bên cạnh đó, Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) 2015, Luật Đầu tư công 2015 đã có hiệu lực thi hành với các yêu cầu lập, thực hiện kế hoạch tương ứng. Do đó, việc bố cục lại thành một chương riêng quy định về chỉ tiêu an toàn, chiến lược, chương trình và kế hoạch vay, trả nợ công để giải quyết những yêu cầu hiện nay, đảm bảo sự phù hợp giữa các quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công với Luật Quản lý nợ công, gắn kết giữa các kế hoạch về NSNN, nợ công và đầu tư công; đồng thời giảm thiểu yêu cầu hướng dẫn chi tiết đối với công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch.

Nghị quyết số 07-NQ/TW đặt ra yêu cầu về hoàn thiện thể chế, đặc biệt là chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan, để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công và nguyên tắc đảm bảo thống nhất đầu mối quản lý nợ công. Đây cũng là thông lệ tốt của quốc tế. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nợ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại là nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nợ hiệu quả.

Lãi suất cho vay lại đảm bảo bù chi phí và dự phòng rủi ro

Dự thảo Luật Quản lý nợ công quy định chặt chẽ hơn về các điều kiện cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, gồm: Tình hình tài chính lành mạnh; giới hạn tổng mức dư nợ vay lại chịu rủi ro trên vốn chủ sở hữu của tổ chức tài chính - tín dụng; có mức xếp hạng tín nhiệm ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, trừ ngân hàng chính sách của Nhà nước; thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật...

Ngoài ra, về nguyên tắc tín dụng, khi cho vay phải có nguồn dự phòng để bù đắp, xử lý khi có rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, việc bố trí dự phòng trong dự toán NSNN cho xử lý dự phòng rủi ro cho vay lại chưa được quy định trong Luật NSNN. Vì vậy, để tạo nguồn dự phòng cho xử lý rủi ro, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế, cần tính đến phương án tạo nguồn dự phòng rủi ro cho vay lại theo hướng lãi suất cho vay lại đảm bảo bù đắp chi phí đi vay, chi phí quản lý cho vay lại và dự phòng cho rủi ro danh mục cho vay lại của Chính phủ.

Về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, bám sát quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, dự thảo bổ sung một số nội dung liên quan đến đối tượng cấp bảo lãnh, thẩm quyền quyết định chủ trương, hạn mức cấp bảo lãnh, mức bảo lãnh đối với từng dự án và xử lý rủi ro đối với bảo lãnh chính phủ. Dự thảo đồng thời quy định chặt chẽ hơn đối với điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ cho từng nhóm đối tượng; điều kiện đối với người vay được bảo lãnh, dự án, chương trình, khả năng trả nợ và tính khả thi của dự án, chương trình tín dụng. Các quy định này nhằm siết chặt bảo lãnh chính phủ để góp phần kiềm chế tốc độ gia tăng nợ công.

Về quản lý rủi ro, ngoài việc bổ sung các điều khoản cụ thể về quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại, quản lý rủi ro bảo lãnh chính phủ, luật có quy định các nội dung cụ thể hướng dẫn quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công (rủi ro lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, rủi ro do biến động thị trường ảnh hưởng đến khả năng và chi phí huy động vốn, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng...). Từ đó, giúp chủ động hơn trong phòng ngừa, xử lý khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến nợ công.

Những khoản nợ không nằm trong phạm vi nợ công

Dự thảo Luật Quản lý nợ công quy định nợ công không bao gồm: Nợ tự vay tự trả của các DNNN, đơn vị sự nghiệp công và tổ chức kinh tế khác của Nhà nước; nợ do NHNN phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ.

Đức Minh

最近更新