BP - Sau khi bị thất bại liên tục trên Thái Bình Dương,ậnchiếntrecircnbiểthanh hoá vs hà tĩnh Bộ chỉ huy hải quân Nhật Bản đưa thêm nhiều hàng không mẫu hạm vào biên chế để thực hiện “Chiến dịch A” và thiết lập “Vành đai phòng ngự tuyệt đối”. Thực hiện kế hoạch này, Nhật huy động 5 hàng không mẫu hạm lớn, 4 hàng không mẫu hạm nhỏ cùng hàng chục tàu tuần dương hạm, khu trục hạm và tàu tiếp tế tham gia chiến dịch.
Ngày 16-6-1944, Nhật sử dụng đội hình 6 hàng không mẫu hạm và một số thiết giáp hạm cùng 500 máy bay, 24 tàu ngầm tiến vào vùng biển phía Tây Philippines để chặn đánh Mỹ. Trưa 15-6-1944, lực lượng Mỹ có 15 hàng không mẫu hạm hạng nặng, 13 hàng không mẫu hạm hạng nhẹ, 7 thiết giáp hạm, 58 tàu khu trục và 28 tàu ngầm nghênh đón Nhật. Rạng sáng 19-6-1944, quân Nhật phát hiện đội hình tàu chiến Mỹ nên ra lệnh báo động và điều thêm 69 máy bay từ đảo Guam tham chiến. Sau hơn 1 giờ, Nhật đã cho 244 máy bay xuất kích, Mỹ phản ứng nhanh chóng và bắn hạ 42 máy bay của đối phương. Trưa cùng ngày, Nhật huy động 129 máy bay đánh vào đội hình của Mỹ lần thứ 2 nhưng bị đối phương bắn hạ 97 chiếc. Chiều cùng ngày, máy bay Mỹ xuất kích và bắn hạ thêm 7 máy bay của Nhật Bản. Kết thúc ngày chiến đấu thứ nhất, quân Nhật mất tổng cộng 330 máy bay, trong đó hơn phân nửa thuộc biên chế của các hàng không mẫu hạm, trong khi Mỹ chỉ tổn thất 23 máy bay.
Ngày 20-6-1944, lực lượng tàu ngầm Mỹ di chuyển về vùng biển phía Tây Philippines để tìm kiếm các hạm đội cơ động Nhật. Đến 13 giờ cùng ngày, Bộ chỉ huy chiến dịch của Nhật chỉ còn khoảng 150 máy bay nên huy động thêm từ các vùng phụ cận để tăng cường lực lượng không kích vào hôm sau. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc hạ cánh ban đêm của các phi công nên Nhật buộc phải chiếu sáng toàn bộ các hàng không mẫu hạm để máy bay hạ cánh. Lợi dụng điều này, quân Mỹ đã tấn công và Nhật đã có hơn 80 máy bay bị hư hại nặng khi hạ cánh trên boong tàu. Sau 2 ngày chiến đấu, Nhật Bản bị thiệt hại 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Trong khi đó, phía Mỹ chỉ tổn thất 123 máy bay, trong đó có khoảng 80 máy bay bị sự cố lúc hạ cánh. Trước những thiệt hại nặng về người và phương tiện chiến tranh, Nhật buộc phải ra lệnh rút quân khỏi vùng biển Philippines vào mờ sáng 21-6-1944.
Theo các nhà nghiên cứu quân sự quốc tế, trận chiến trên biển Philippines đã giáng một đòn chí tử vào hải quân Nhật Bản. Trận đánh này đã làm tiêu tan ảo vọng về một “Trận đánh quyết định”, đồng thời phá vỡ “Vành đai phòng ngự tuyệt đối” của Nhật trên biển Thái Bình Dương trong thế chiến lần thứ hai.
T.P
(Trích các sự kiện nổi bật trong lịch sử)
顶: 2踩: 5495
【thanh hoá vs hà tĩnh】Trận chiến trên biển Philippines
人参与 | 时间:2025-01-10 16:36:34
相关文章
- Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- "Phát súng cảnh báo" từ những đại dịch
- Căn hộ 410m² rộng mênh mông và cực sang trọng ở quận Cầu Giấy khiến ai cũng ao ước
- Sắp khai trương căn hộ mẫu Samland Airport
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Ngất ngây với ngôi nhà ngoại ô rộng 350m² đẹp từ trong ra ngoài
- Tư vấn thiết kế nhà phố với phong cách hiện đại cho cặp vợ chồng 8x
- 'Ổ chuột' giữa Sài Gòn
- Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- “Đắng lòng” mua đất gần 10 năm vẫn không xây được nhà
评论专区