【tijuana – necaxa】Xâm nhập mặn khiến DN xuất khẩu thủy sản lo thiếu nguyên liệu
TheâmnhậpmặnkhiếnDNxuấtkhẩuthủysảnlothiếunguyênliệtijuana – necaxao thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, quý 1 năm 2016, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 1.400 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn kéo dài, dịch bệnh trên thủy sản nuôi trong những tháng đầu năm đang ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất nguyên liệu, gây thiếu hụt nguyên liệu, tăng giá nguyên liệu làm tăng giá thành của sản phẩm dẫn đến giảm sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam so với các nước xuất khẩu khác.
Là vùng trọng điểm nuôi và sản xuất thủy sản của cả nước, tuy nhiên xâm nhập mặn sâu và kéo dài đang khiến các DN thủy sản ĐBSCL lo lắng về nguồn nguyên liệu do diện tích nuôi trồng thủy sản đang ngày bị thu hẹp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của El Nino, nhiệt độ trung bình ở các tỉnh ĐBSCL cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 1,5oC, nhiệt độ cao nhất ở mức 33 - 37oC nắng nóng xuất hiện sớm. Lượng mưa phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 30 – 50%, một số nơi thiếu hụt lên tới 80%, bên cạnh đó xuất hiện khô hạn gay gắt ngay trong nửa đầu năm 2016. Mực nước thượng nguồn sông Mêkông tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.
Mùa khô năm 2015 – 2016, do thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ hàng năm (sớm hơn 2 tháng), khả năng kết thúc muộn hơn khoảng 1 tháng. Độ mặn dự báo sẽ tiếp tục tăng cao và kéo dài đến tháng 6 - 2016.
Theo thông tin từ Tổng Cục Thủy sản, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất thủy sản của cả nước, diện tích thả nuôi khoảng 855.000ha/năm. Tổng sản lượng nuôi toàn vùng đạt 2,4 triệu tấn chiếm 52% so với cả nước. Trong đó, tôm nước lợ đạt khoảng 485.000 tấn (chiếm 80,9% cả nước); Cá tra đạt khoảng 1.150.000 tấn; Các đối tượng khác khoảng 765.000 tấn (chiếm 47,0% cả nước).
Nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với kinh tế của vùng và cả nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập và phát triển kinh tế- xã hội.
Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tăng cao, nguy cơ đối với nuôi trồng thủy sản là rất lớn, hiện nay diện tích xuống giống tôm thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, nguy cơ dịch bệnh tăng cao.
Thêm vào đó, những rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản ngày càng nhiều hơn đang trở thành gánh nặng trong thời gian tới, cần có sự nỗ lực và đồng lòng cao của các doanh nghiệp để có thể vượt qua.
Trong khi đó từ quý 2-2016, theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp thủy sản cũng đang mất dần khả năng tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp do không được vay ngọai tệ để thu mua chế biến. Các doanh nghiệp cũng khó khăn hơn trong việc xác định hạn mức, thời hạn, lãi suất khi vay vốn ngân hàng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, thu mua và xuất khẩu do hậu quả chưa khắc phục được từ chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại trong những năm trước.
Để đạt được mục tiêu trên 7 tỷ USD xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm 2016, các doanh nghiệp ĐBSCL vẫn sẽ là lực lượng quyết định và là động lực quan trọng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam với hai mặt hàng chủ lực tôm nước lợ và cá tra xuất khẩu để có thể đóng góp trên 70% vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.
相关推荐
- Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- Quảng Ninh nêu khó khăn trong xử lý lượng rác khổng lồ trên biển sau bão số 3
- Hà Nội: Bố trí lệch giờ học, sinh hoạt tập thể không tập trung đông người
- Báo Mỹ: Việt Nam tạo ra thành công bất ngờ trong chống dịch Covid
- Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- Chính phủ chỉ đạo kiểm tra dự án lấn sông xây đô thị tại Đồng Nai
- ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức công bố phương án tuyển sinh 2020
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia