Giá phân ure: Thế giới tăng,ốchạnchếxuấtkhẩuureGiáuretăngvọttrêntoànthếgiớkq hom qua trong nước dự báo ổn định Giá phân bón dự kiến tăng mạnh hơn vào tháng tới Quý IV, dự báo giá phân ure trong nước sẽ tăng nhẹ Trung Quốc tuyên bố hạn chế xuất khẩu ure gây giá ure vọt tăng trên toàn cầu
Theo thông tin từ Bloomberg, hiện Trung Quốc yêu cầu các công ty tạm dừng xuất khẩu phân ure. Quốc gia này đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu ure sau khi giá trong nước tăng vọt. Đây là động thái có thể hạn chế nguồn cung và tăng chi phí cho nông dân ở những quốc gia chuyên nhập khẩu phân bón như Ấn Độ.
Hiện một số ông lớn phân bón của Trung Quốc đã tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng này theo lệnh của Chính phủ.
Trên sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu, hợp đồng phân ure tương lai đã tăng gần 50% trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 nhưng sau đó giá biến động mạnh. Trong ngày 07/09, giá của hợp đồng này đã giảm 6% sau thông tin về chỉ đạo tạm dừng xuất khẩu ure của Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ phân urê hàng đầu thế giới và bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá toàn cầu tăng cao.
Tại Mỹ, giá ure hạt đục tại Nola tuần này là 353-450 USD/tấn Fob, tăng so với giá tuần trước là 340-376 USD/tấn Fob. Giá sà lan tháng 9/2023 cuối tuần trước giao dịch ở mức 350 USD/tấn Fob nhanh chóng tăng vọt lên mức 450 USD/tấn Fob.
Giá chào bán tại cảng sông tăng cùng với giao dịch sôi động tại NOLA trong tuần này là 455-465 USD/tấn Fob Cornbelt, tăng so với tuần trước là 450 USD/tấn Fob.
Tại Brazil, khả năng giảm xuất khẩu của Trung Quốc đã châm ngòi cho thị trường Brazil, khiến giá ure tăng vọt lên mức 380 - 435 USD/tấn Cfr (giá Fob + cước phí vận chuyển), tăng mạnh so với giá tuần trước là 345-350 USD/tấn Cfr.
Tại thị trường này, các nhà cung cấp đã rút lại đề nghị chào bán hiện có vào đầu tuần và đẩy giá chào mới lên mức 450 USD/tấn Cfr, tăng 100 USD/tấn so với tuần trước. Người mua rút lui vì sốc.
Tại Trung Mỹ, giá chào cho Trung Mỹ tăng mạnh trong tuần này sau khi có tin từ hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và đợt thầu bất ngờ từ Ấn Độ. Giá chào đi Bờ Tây Mexico và Colombia ở mức 460 USD/tấn Cfr, tăng so mức 410 USD/tấn Cfr vào tuần trước.
Giá ure dự báo tiếp tục tăng
Hiện trên thị trường thế giới, giá ure tăng vọt do chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. Không những thế, giá dầu thế giới hiện cũng đang có xu hướng tăng. Theo thông lệ trên thị trường thế giới, giá phân ure phụ thuộc chủ yếu vào giá dầu thế giới.
Hiện giá dầu thế giới vẫn đang có xu hướng đi lên. Kết thúc tuần giao dịch 4 - 11/9, giá dầu tiếp nối đà tăng giá trong bối cảnh hạn chế nguồn cung từ các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Cụ thể, giá dầu WTI tăng 2,29% lên 87,51 USD/thùng và dầu Brent chốt tuần với mức giá 90,95 USD/thùng, tăng 2,37% so với tuần trước. Như vậy, trong 11 tuần giao dịch gần nhất, giá dầu đã ghi nhận 9 tuần tăng giá.Chính sách hạn chế xuất khẩu ure của Trung Quốc đã ngay lập tức làm giá ure thế giới và trong nước tăng vọt. Ảnh: Cảng bốc hàng của Đạm Cà Mau. Investing.com nhận định, giá dầu thô có thể vượt qua mốc 100 USD/thùng vào năm 2024 nếu Nga và Arab Saudi tiếp tục các đợt cắt giảm sản lượng lớn, theo cảnh báo từ Goldman Sachs.
Như vậy, hai yếu tố trên rất dễ dẫn đến giá ure thế giới trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng.
Đánh giá về thị trường, Argus nhận định, xuất khẩu ure của Trung Quốc giảm sẽ khiến thị trường thắt chặt trong quý 4/2023 và sẽ giúp các nhà sản xuất khác tăng giá trong các tuần tới.
Đồng thời, giá ure đột ngột tăng vọt trước những diễn biến mới từ Trung Quốc, Ấn Độ và động thái từ nhiều nhà sản xuất các khu vực dường như châm ngồi cho một đợt tăng giá sắp tới.
Bình ổn thị trường ure trong nước
Diễn biến thị trường ure trong nước cũng theo sát thị trường ure thế giới. Từ 7/9, giá ure trong nước đã có dấu hiệu tăng. Cụ thể, giá ure Cà Mau (tại nhà máy) ngày 7/9 là 11.200 đồng/kg, tăng so với ngày 6/9 (10.000 đồng/kg). Giá ure Phú Mỹ tại khu vực Sài Gòn/Long An là 10.400 - 10.600 đồng/kg; Ure Ninh Bình 9.500 đồng/kg; Ure Hà Bắc 9.650 đồng/kg.
Tiến sĩ Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, giá ure thế giới đã tăng từ ngày 7/9 do hiện tại Nga và Trung Quốc cũng đã hạn chế xuất khẩu ure. Mặc dù hiện tại không phải là cao điểm của mùa vụ trong nước nhưng giá phân bón trong nước cũng đã tăng theo đà tăng giá của ure thế giới. Theo đà tăng này, dự báo đến vụ Đông Xuân năm nay, khi cả nước bước vào cao điểm mùa vụ, giá ure sẽ còn tăng tiếp.
Về nguồn cung phân bón trong nước hiện nay, hiện công suất sản xuất phân đạm ure của 4 nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã lên tới 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn/năm. Phân ure đã dư thừa và xuất khẩu từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, trước biến động của giá ure thế giới cũng như việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu ure, Tiến sĩ Phùng Hà cho rằng: Hiện nay chúng ta chưa có một quy định nào về hạn chế xuất khẩu ure, và nguồn cung ure dù đã dư thừa. Nhưng trước diễn biến có thể nói là khó lường của thị trường ure thế giới thời gian tới, cần cân nhắc đến hướng vẫn xuất khẩu nhưng phải đảm bảo được nguồn cung ure trong nước, tránh tình trạng khan hiếm và giá ure bị đẩy lên quá cao.
顶: 46踩: 44
【kq hom qua】Trung Quốc hạn chế xuất khẩu ure: Giá ure tăng vọt trên toàn thế giới
人参与 | 时间:2025-01-25 11:46:55
相关文章
- Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- Soi kèo phạt góc Atletico San Luis vs Cruz Azul, 10h ngày 30/9
- Soi kèo phạt góc Newcastle vs PSG, 2h00 ngày 5/10
- Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs Man City, 2h00 ngày 5/10
- Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- Soi kèo phạt góc Salzburg vs Real Sociedad, 23h45 ngày 3/10
- Soi kèo phạt góc AC Milan vs Lazio, 22h59 ngày 30/9
- Soi kèo phạt góc Cagliari vs AC Milan, 23h30 ngày 27/9
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- Soi kèo phạt góc Villarreal vs Almeria, 21h15 ngày 17/9
评论专区