您的当前位置:首页 > La liga > 【ket qua bong danet】Bài học lớn từ cung vượt cầu 正文
时间:2025-01-26 01:26:01 来源:网络整理 编辑:La liga
Bài 3: Hướng đi nào cho cây có múi ở Hậu Giang ?Cây có ket qua bong danet
Bài 3: Hướng đi nào cho cây có múi ở Hậu Giang ?ọclớntừcungvượtcầket qua bong danet
Cây có múi từ lâu được xem là một trong những loại nông sản chủ lực của Hậu Giang. Tuy nhiên, thời gian qua, diện tích một số loại cây có múi như quýt đường, cam sành, bưởi Năm Roi... trên địa bàn tỉnh liên tục giảm, giá cả thường ở mức thấp kỷ lục...
Nhà vườn trồng bưởi Năm Roi lo lắng vì đối mặt với bệnh hại trên cây bưởi.
Dần đánh mất vị thế
Xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, từ lâu đã nổi danh với cây quýt đường. Loại cây này đã có mặt ở đây hơn nửa thế kỷ, trở thành nguồn thu nhập của nhiều hộ gia đình. Quýt đường Long Trị ghi điểm trên thị trường nông sản nhờ hương vị thơm ngon mà ít có nơi nào sánh kịp. Năm 2014, nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị” được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhằm khẳng định thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.
Tuy được hỗ trợ quản lý và phát triển về mặt thương hiệu, nhưng những năm gần đây, quýt đường Long Trị gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất. Vào những năm 1997, 1998, loại cây này từng phát triển mạnh tại xã Long Trị, với diện tích lên đến gần 200ha. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, diện tích quýt đường không ngừng biến động theo chiều hướng giảm dần. Do vị trí địa lý nằm bên dòng sông Cái Lớn, hàng năm mùa nước nổi làm nhiều diện tích đất trồng quýt bị ngập úng. Vấn đề dinh dưỡng, nguồn nước, sự phát sinh của các loại dịch bệnh như vàng lá greening, vàng lá thối rễ đã làm cho cây quýt đường bị suy yếu, năng suất kém và chết dần.
Thực tế hiện nay, xã Long Trị chỉ còn khoảng 6ha đất trồng cây quýt đường, trong đó có một phần vừa được trồng mới. Diện tích đất trồng quýt của cả tỉnh cũng đang giảm dần. Toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 659ha trồng quýt, giảm khoảng 53ha so với cùng kỳ. Nhiều người dân trồng quýt lâu năm, nay đã chuyển đổi sang trồng các loại cây khác để đảm bảo nguồn thu nhập cho gia đình. Một số người mong muốn gắn bó với loại cây này, nhưng vẫn còn trăn trở về khả năng sinh trưởng, phát triển và đầu ra của sản phẩm.
Tương tự cây quýt đường, cây cam sành cũng mai một dần bởi nhiều nhà vườn trồng cam sành gặp khó trong vấn đề đầu ra, giá cả lại bấp bênh. Nhiều nông dân ở huyện Châu Thành đã từng cố gắng bám đất bám vườn, nhưng rồi cũng lắc đầu khi nhận ra trái cam sành đang dần mất đi chỗ đứng. Những năm trở lại đây, những vườn cam sành bạt ngàn dần được thay thế bằng một số loại cây trồng khác như mít, sầu riêng, chanh không hạt...
Vườn cam sành của anh Phạm Ngọc Vinh đã chín quá lứa nhưng chưa tìm được đầu ra.
Thời gian gần đây, giá trái cây có múi như cam, quýt… liên tục giảm khiến nông dân lo lắng. Anh Phạm Ngọc Vinh, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, bộc bạch: “Người dân xứ này quanh năm trông chờ vào vườn cam sành, cam dây… nhưng giá cam giảm mạnh và khó tiêu thụ khiến ai cũng đứng ngồi không yên. Mấy ngày trước, thương lái vào vườn và chốt giá cân được 6.000 đồng/kg, nhưng họ chỉ thu mua khoảng 200-300kg rồi ngưng. Hiện nay, vườn cam của tôi còn ít nhất là 10 tấn trái cần phải thu hoạch, bởi vì trái chín vàng nếu không hái sẽ dẫn đến chết nhánh”. Gắn bó gần 12 năm với cây cam sành, giờ đây nhìn vườn cam của gia đình đang dần héo lá, chết cây, anh Vinh cũng chỉ biết thở dài bất lực.
Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do đang vào vụ thu hoạch rộ cam sành không chỉ ở Hậu Giang mà còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác nên nguồn cung đã vượt cầu. Hiện thương lái cân cam sành tại vườn chỉ ở mức từ 3.000-6.000 đồng/kg, trong khi trước đây giá cam sành có lúc lên đỉnh điểm trên 30.000 đồng/kg. Với mức giá hiện tại, người trồng cam sành cầm chắc thua lỗ. Tuy nhiên, điều đáng lo lắng hơn là dù giá cam sành đã giảm sâu, nhưng để tìm được thương lái vào vườn mua cam sành cho nông dân không phải là chuyện dễ dàng. Chính vì vậy mà nhiều vườn cam chín quá lứa nhưng nhà vườn đợi mãi vẫn không thấy người mua nên tỏ ra rất lo lắng, vì càng để lâu cam sẽ bị rụng do quá ngày thu hoạch.
Cùng giải bài toán khó về giá cả với cam sành, cây bưởi Năm Roi cũng dần đánh mất vị thế chủ lực trên thị trường nông sản, bởi ngoài giá cả bấp bênh, bưởi Năm Roi còn đối mặt với sự tấn công của các loại bệnh hại. Ông Phan Văn Luôn, một nhà vườn ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tâm sự: “Gia đình tôi canh tác khoảng 1ha bưởi Năm Roi. Thời gian trước, vườn cây cho trái sai oằn và bán được giá, nhờ đó mà có tiền xây nhà kiên cố, mua sắm nhiều tiện nghi và lo cho con cái ăn học. Thế nhưng gần đây, khu vườn bỗng nhiên xuất hiện sâu đục trái, lúc đầu chỉ một số cây nên tôi chạy đi mua thuốc chữa trị nhưng không khỏi; ngược lại dịch bệnh ngày càng lan rộng hơn. Hơn tháng trước, tôi thu hoạch được khoảng 4 tấn bưởi, bán được hơn 30 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư một năm cho vườn bưởi là từ 60-70 triệu đồng, nhờ vườn của tôi trồng xen canh nhiều loại cây khác nên không thua lỗ”.
Nỗ lực tìm lại chỗ đứng cho cây có múi
Trước thực trạng đó, để bảo tồn và phát triển các loại nông sản đặc trưng, nhất là cây ăn quả có múi, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã có nhiều phối hợp, nỗ lực phục hồi. Theo ông Nguyễn Văn Thống, Phó phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ thì địa phương đang làm việc với Tập đoàn Lộc Trời để khôi phục lại cây quýt đường Long Trị. Tập đoàn sẽ hỗ trợ người dân trồng cây và bao tiêu sản phẩm đầu ra, đồng thời đây là mô hình mẫu sẽ được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.
Những năm gần đây, tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm, tập trung cho việc khôi phục và phát triển các loại nông sản nổi tiếng của vùng. Nhiều đề án, dự án các cấp đã hoàn thành như: Đề án quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị” cho sản phẩm quýt đường Hậu Giang; đề tài “Xây dựng mô hình quản lý thực phẩm bền vững cho cây bưởi Năm Roi ở Hậu Giang”... Mỗi đề tài thực hiện là tâm huyết và kỳ vọng của tỉnh, mong muốn nhanh chóng đưa các loại trái cây có múi trở lại thời hoàng kim.
Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: “Với mục tiêu phục hồi và phát triển diện tích trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua đơn vị cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện một số mô hình từ nguồn kinh phí sự nghiệp được phân bổ như các mô hình trồng mới, mô hình cải tạo đất trồng, các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng đặc biệt là cây bưởi, cam sành và cây quýt đường. Nhiều mô mình mang lại hiệu quả và được nông dân ứng dụng vào thực tế sản xuất”.
Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa lớn; lựa chọn các loại cây có múi phù hợp, hiệu quả cho từng vùng. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của mặt hàng cây có múi của tỉnh Hậu Giang; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách; hướng dẫn người dân triển khai sản xuất, đảm bảo đạt hiệu quả tốt. Thực hiện tốt công tác quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả trên địa bàn, thông tin cho người dân mua cây giống tại các cơ sở đảm bảo chất lượng. Thúc đẩy việc chuyển đổi các giống cây trồng có chất lượng cao, thay thế dần những giống cây đã thoái hóa nhiễm bệnh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Năm Roi tại địa phương.
Theo thống kê, tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh đạt 45.131ha, tăng 1.781ha so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, diện tích trồng cây có múi là 12.369ha, giảm 815ha so với năm 2022, diện tích cho thu hoạch là 10.961ha. Cụ thể, diện tích bưởi Năm Roi là 286ha, tương đương so với cùng kỳ. Tuy nhiên, phân bố diện tích tại các địa phương có sự thay đổi, diện tích tại huyện Châu Thành và Châu Thành A giảm nhiều và tăng ở huyện Phụng Hiệp. Hiện nay, diện tích trồng bưởi Năm Roi tập trung nhiều tại thành phố Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp. Diện tích cam sành toàn tỉnh khoảng 5.060ha, giảm 1.021ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích quýt đường là 659ha, giảm 53ha so với cùng kỳ. Diện tích cây có múi như quýt, cam giảm do nông dân chuyển đổi từ vườn già cỗi, kém hiệu quả sang cây trồng khác... |
Bài, ảnh: Y.LINH
Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động2025-01-26 01:25
Lựa chọn sai Filler để nâng ngực, bơm mông: Hậu quả khôn lường2025-01-26 00:55
Những món quà tặng mẹ 20/10 vô cùng ý nghĩa2025-01-26 00:42
Nghệ nhân Ước Lễ chia sẻ mẹo phân biệt giò chả bẩn ngày Tết2025-01-26 00:33
Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ2025-01-26 00:22
Biết mức hưởng bảo hiểm là bao nhiêu % khi nhìn vào thẻ BHYT2025-01-26 00:17
Tư vấn mua ô tô: ‘Lộ’ nhược điểm của Suzuki Celerio giá 359 triệu đồng2025-01-26 00:04
Đại án OceanBank: Hà Văn Thắm đổ lỗi cho 'đối tác' Phạm Công Danh2025-01-25 23:40
Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 20242025-01-25 23:07
Quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở2025-01-25 22:39
Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang2025-01-26 01:16
Người tiêu dùng lo lắng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm của Miniso?2025-01-26 00:48
Điều kiện để làm đại lý nhận quốc tế2025-01-26 00:30
Đi uống café quên chứng minh thư bạn có bị công an bắt giữ2025-01-26 00:18
Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông2025-01-26 00:15
Tư vấn chọn quà tặng vợ 20/10 ý nghĩa khiến nàng thích mê2025-01-26 00:04
Phí và lệ phí khi cấp quyền sử dụng đất2025-01-25 23:30
Nhiều hợp đồng ‘bẫy’ người mua ô tô, khách hàng cần làm gì để tránh?2025-01-25 23:21
Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu2025-01-25 23:02
Cách bảo quản bánh chưng sau Tết an toàn, thơm ngon2025-01-25 22:50