Sáng nay (29/4),ộtrưởngĐinhLaThăngkhởicôngxâydựngCảnghànhkháchquốctếPhúQuốbảng xếp hạng vlich tại Khu phố 3, thị trấn Dương Đông (huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang), UBND tỉnh Kiên Giang và Tập đoàn Vingroup đã khởi công xây dựng Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Dự án Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc có quy mô xây dựng với một đê chắn sóng dài 850m; một cầu tàu có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 225.000 GT, sức chở từ 5.000 – 6.000 hành khách. Đồng thời tiếp nhận tàu khách nhỏ hơn hoặc tàu container, tàu hàng tổng hợp trọng tải 20.000DWT đầy tải đến 30.000DWT giảm tải. Cảng có cầu tàu dài 409 m, rộng 35 m cho phép tàu cập bến cả hai bên. Khu nhà ga có kích thước 16m x 65m với quy mô 02 tầng với tổng diện tích 1.950m vuông, Cảng cho phép đón từ 105.000 – 190.000 hành khách/năm vào năm 2020. Đến năm 2030, con số này sẽ từ 350.000 – 550.000 hành khách/năm. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ gồm có nhà bảo vệ, trạm cấp điện, trạm cấp nước, bãi đỗ xe,đường nội bộ,… Tổng diện tích của dự án là 179,3 ha bao gồm các hạng mục trên bờ là 2,8ha và dưới nước là 176,5 ha. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT ( Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Tổng mức đầu tư trên 1.600 tỷ đồng: Trong đó vốn BOT 493,418 tỷ đồng chiếm 30% tổng mức đầu tư dự án; vốn ngân sách 1.151,310 tỉ đồng ( Vốn ngân sách trung ương 476,972 tỷ đồng, ngân sách địa phương 674,338 tỷ đồng) chiếm 70% tổng mức đầu tư. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kiên Giang là chủ đầu tư quản lý phần vốn ngân sách Nhà nước, nhà đầu tư trực tiếp quản lý điều hành dự án phần vốn BOT. Thời hạn kinh doanh, chuyển giao công trình là 30 năm tính từ ngày bắt đầu thu phí hoàn vốn cho dự án (dự kiến từ ngày 1/2/2017 sau khi hoàn thành công trình đưa vào khai thác). Bộ trưởng Đinh La Thăng khởi công xây dựng Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Ảnh: VPCPKhi đưa vào sử dụng, Cảng có khả năng tiếp nhận các loại tàu khách trọng tải đến 225.000 GT và tàu hàng từ mặt trước, mặt sau bến có thể tiếp nhận tàu khách nhỏ hơn hoặc tàu container, tàu hàng tổng hợp trọng tải từ 20.000 DWT. Cho phép đón từ 105.000 – 190.000 hành khách/năm vào năm 2020. Đến năm 2030, con số này sẽ từ 350.000 – 550.000 hành khách/năm. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng dự án này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thúc đẩy du lịch của đảo Phú Quốc, quảng bá hình ảnh du lịch của Phú Quốc - Việt Nam trên toàn cầu. Cảng tàu khách Quốc tế Phú Quốc đi vào hoạt động sẽ thuận tiện kết nối giao thông, góp phần thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện đảo Phú Quốc. “Để dự án triển khai đảm bảo đúng quy định cũng như đảm bảo tiến độ, chất lượng, tôi yêu cầu các cơ quan của Bộ GTVT phải phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Kiên Giang, huyện Phú Quốc, đặc biệt với chủ đầu tư, nhà đầu tư và các đơn vị thi công để triển khai công việc một cách tích cực nhất, thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng BOT. Chúng ta cố gắng quý IV/2016 sẽ đưa công trình vào khai thác”, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng lưu ý tỉnh Kiên Giang: “Trong vùng dự án có nhiều hộ dân bị giải toả để thực hiện dự án do vậy tỉnh Kiên Giang, huyện Phú Quốc cần bảo đảm thức hiện tốt các chính sách đối với các hộ dân bị thu hồi đất, phải bảo đảm cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng của dự án, đảm bảo nơi ở mới phải hơn hoặc bằng nơi ở cũ”. Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi lễ: “Với mục tiêu phát triển huyện đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cùng với Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc, các công trình đường bộ trên đảo, Cảng Hành không Quốc tế Phú Quốc sẽ là cửa ngõ, là điểm nhấn quan trọng, công trình trọng điểm, tạo động lực phát triển tổng thể quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc thành khu kinh tế đặc thù, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực dự án nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung”. Dự án này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thúc đẩy quảng bá du lịch cho Phú Quốc-Việt Nam trên toàn cầu. Cảng Hành khách Quốc tế Phú Quốc đi vào hoạt động không chỉ kết nối giao thông thuận lợi mà còn tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần thay đổi diện mạo địa phương tăng tiêu thụ sản vật, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, tạo ra công ăn việc làm cho lao động địa phương; tăng nguồn thu cho các công ty dịch vụ; kết hợp khai thác hàng hóa, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp VSIP... |