【đội hình al-nassr gặp al raed】Ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng bình đẳng, gắn kết
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm 2015 và triển khai kế hoạch thực hiện năm 2016 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM tổ chức cuối tuần qua.
Mở rộng thêm đối tượng DN
Đánh giá về kết quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2015, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng sở dĩ năm nay kết quả cho vay chương trình này đạt cao gấp nhiều lần so với chỉ tiêu là vì có sự đổi mới trong cách thức thực hiện. Theo đó, chương trình vừa triển khai kết nối tại các quận, huyện vừa triển khai dưới hình thức gói tín dụng do 19 ngân hàng thương mại đăng ký và giải ngân. Ngoài ra, do đã có kinh nghiệm thực hiện chương trình kết nối 4 năm qua nên các ngân hàng thương mại, các quận, huyện và sở, ngành phối hợp với nhau tốt hơn trong việc hỗ trợ DN về trình tự, thủ tục vay vốn cũng như thúc đẩy tiến độ giải ngân.
Ông Minh cho biết, qua 4 năm triển khai (từ 2012 đến hết 2015), chương trình kết nối ngân hàng - DN trên địa bàn TP.HCM đã triển khai được 88 đợt ký kết với tổng số vốn cho vay thông qua chương trình này đạt khoảng gần 240.700 tỷ đồng cho trên 9.200 khách hàng DN và tổ chức kinh doanh. Trong năm 2016, ngành ngân hàng TP.HCM dự kiến tiếp tục đổi mới cách thức thực hiện chương trình kết nối. Theo đó, ngoài việc tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ưu tiên cho 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên, chương trình sẽ tập trung thêm vào khu vực DN vừa và nhỏ, DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhằm hỗ trợ TP.HCM thực hiện chủ chương khuyến khích phát triển các lĩnh vực này theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Hiện đã có 17 ngân hàng thương mại đăng ký gói tín dụng hỗ trợ lãi suất theo chương trình kết nối năm 2016, tổng giá trị cam kết đạt 211.500 tỷ đồng và 15 triệu USD. Lãi suất cho vay của gói này đối với VND là không quá 7%/năm (ngắn hạn) và 8-10%/năm (trung và dài hạn). Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng đã giao chỉ tiêu cho ngành ngân hàng trên địa bàn TP.HCM phấn đấu nâng tổng số vốn cho vay qua chương trình kết nối trong năm 2016 là 250.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho DN, hộ kinh doanh và tiểu thương.
Chuyển biến mạnh về chất
Tham dự hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh đánh giá hoạt động kết nối ngân hàng - DN đã có sự chuyển biến về chất. Cụ thể, thời điểm TP.HCM bắt đầu triển khai thí điểm chương trình kết nối ngân hàng - DN (tháng 7-2012), mục tiêu ban đầu của chương trình đặt ra chỉ là “tháo gỡ khó khăn” cho DN. Bởi lúc đó, tình hình kinh tế chung của đất nước còn nhiều khó khăn, các ngân hàng thương mại dư dả vốn nhưng các DN không tiếp cận được. Tuy nhiên, sau khi triển khai được 4 năm, chương trình đã hỗ trợ vốn cho hơn 9.000 DN để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, từ mô hình kết nối tại TP.HCM, NHNN đã chỉ đạo các địa phương nhân rộng thực hiện cho vay kết nối. Đến nay, sau 2 năm nhân rộng ra nhiều địa phương, đã có 450 cuộc kết nối được thực hiện ký kết ở nhiều tỉnh, thành với tổng số vốn cam kết trên 600 ngàn tỷ đồng. Đặc biệt hơn, gần như 100% khách hàng vay vốn trong chương trình đều trả nợ tốt, không phát sinh nợ xấu. Từ đó giúp nguồn vốn ngân hàng lưu thông tốt, trong khi DN được tiếp cận vốn với lãi suất khá phù hợp.
Phó Thống đốc nhận định chương trình kết nối đã bắt đầu chuyển sang một trạng thái mới không còn đơn thuần là “tháo gỡ khó khăn” nữa mà là một quan hệ gắn kết có qua có lại, bình đẳng hơn. Trên tinh thần đó, để tiếp tục phát triển hoạt động kết nối thì cả ngân hàng và DN cần phải chủ động tiếp cận, gắn bó hợp tác sòng phẳng với nhau. Theo đó, về phía doanh nghiệp, nếu đã qua giai đoạn khó khăn thì cần nâng cao năng lực tài chính, minh bạch hóa báo cáo tài chính và xây dựng các phương án kinh doanh để gia tăng khả năng vay vốn bằng hình thức hỗ trợ lãi suất hoặc hình thức tín chấp theo kiểm soát dòng tiền. Về phía các ngân hàng thương mại cũng cần sáng tạo tìm kiếm khách hàng, triển khai các gói sản phẩm, các chính sách tín dụng riêng biệt cụ thể cho từng nhóm khách hàng.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội May thêu đan TP.HCM cũng chia sẻ, ngành dệt may là ngành giải quyết nhiều lao động và được đánh giá có nhiều lợi thế nhất trong hội nhập. Tuy nhiên DN dệt may chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, nên cần sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng để đầu tư thiết bị, công nghệ… Thậm chí, có thời điểm DN cũng cần vay vốn để trả lương cho công nhân khi khách hàng chưa kịp thanh toán. Ông Hồng cho biết, trước đây, DN rất khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do vướng mắc về thủ tục, tài sản thế chấp và lãi suất. Chương trình kết nối ngân hàng - DN đã tác động đáng kể giúp chuyển biến quan hệ ngân hàng - DN. Cụ thể, qua việc kết nối ngân hàng đã hướng dẫn và trao đổi cụ thể về các vướng mắc với DN, giúp DN mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, việc vay vốn cũng được thực hiện với thủ tục thuận lợi hơn, lãi suất ưu đãi hơn. Qua đó, DN đã thực hiện được việc đầu tư trang thiết bị và giải quyết các vấn đề về lương thưởng cho công nhân.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/022e297611.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。