VHO – Đa dạng hình thức nuôi,ôitrồngthủysảnhướngtớiphụcvụpháttriểndulịkết quả giải mexico hôm nay trồng, tái tạo nguồn lợi thủy sản và gắn kết khai thác du lịch cộng đồng để nâng cao giá trị kinh tế cho người dân ven bờ. Đây là hướng đi đang được ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi thực hiện và được xem là phù hợp với thực tế khi mà nguồn lợi thủy sản khai thác không còn nhiều, thủy sản nuôi thường xuyên đối diện với dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh.
Với bờ biển dài khoảng 130km, cùng hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Ngoài khía cạnh sản xuất, những khu vực nuôi trồng thủy sản còn có thể trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút khách tham quan, nếu được đầu tư tương xứng và phù hợp.
Các khu vực đầm An Khê, nước mặn Sa Huỳnh (Đức Phổ); rừng dừa nước dọc sông Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi); đầm nước ngọt Gò Mèn (Mộ Đức); hồ chứa nước Nước Trong (Sơn Hà), hay khu vực ven biển huyện Mộ Đức... được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản, kết hợp với du lịch sinh thái, nhưng chưa được đầu tư khai thác.
Nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đang được nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi thực hiện và bước đầu tạo thu nhập cao cho người dân trong khu vực. Bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận là một khu rừng ngập mặn có diện tích khoảng 110 ha.
Với địa thế nằm gần biển, bàu nước mặn này được quy hoạch thành rừng phòng hộ làm nhiệm vụ chắn sóng và cải thiện môi trường sinh thái. Nhờ ý thức chung tay bảo vệ môi trường sinh thái của người dân địa phương mà nơi đây đang mở ra hướng phát triển mới.
Ông Phùng Pha, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn chia sẻ: “Giá trị của con tôm con cá trưởng thành thì cao hơn. Trưởng thành thì mình đánh bắt thì nguồn thu mình cũng có rồi thu nhập các dịch vụ khác nhiều hơn so với mình đánh bắt hàng ngày”.
Hiện nay, tình hình nuôi biển, ven biển trong tỉnh phát triển khá mạnh tập trung ở TP Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ và các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức và Lý Sơn. Những khu vực nuôi này chủ yếu nằm ở ven bờ, ven đảo. Đối tượng nuôi chủ yếu ở tỉnh là các loại cá biển như cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè, hàu, tôm.
Vùng nuôi trồng thủy sản ở đầm nước mặn Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ đã được hình thành hơn 15 năm. Trước đây, người nuôi trồng thủy sản ở đây nuôi cá bớp nhưng do môi trường nước bị ô nhiễm nên nhiều hộ chuyển qua nuôi cá mú, hàu.
Anh Nguyễn Hữu Chí, phường Phổ Thạnh cho hay, khu vực này gần cảng cá nên bị ô nhiễm nguồn nước, rác thải nên không thể nuôi cá bớp được nữa, do đó anh chuyển qua nuôi hàu và thấy rất phù hợp đem lại thu nhập ổn định.
Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Quảng Ngãi xác định, phát triển kinh tế biển phải đồng bộ giữa nuôi trồng, khai thác, chế biến phấn đấu đưa Quảng Ngãi trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, làm giàu từ biển. Đối với việc phát triển nuôi trồng thủy sản phải trên cơ sở quy hoạch mặt nước, diện tích đất có khả năng nuôi trồng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn dịch bệnh và bền vững. Tăng cường công tác bảo tồn, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để tạo sinh kế bền vững cho ngư dân và cộng đồng dân cư.
Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết: “Nâng cao chất lượng nuôi trồng, tái tạo nguồn lợi thủy sản để liên kết phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái được xem là hướng phát triển mới của ngành thủy sản, mang đến thu nhập bền vững cho người dân. Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương Bình Sơn, Đức Phổ, Ba Tơ, Sơn Tây để thả tái tạo trên lòng hồ, bàu Cá cái, đầm An Khê để nâng cao nhận thức cho bà con tránh việc phá, khai thác hủy diệt”.