当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【nhận định valencia vs】Sắp lên sàn, Gạch ốp lát Hoàng Gia có gì đặc biệt?

Sắp lên sàn,ắplênsànGạchốplátHoàngGiacógìđặcbiệnhận định valencia vs Gạch ốp lát Hoàng Gia có gì đặc biệt?

Dự Minh

Công ty cổ phần Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (Royal Invest JSC) đang chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và chuẩn bị cho kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn HOSE vào cuối năm.

Chào bán 9 triệu cổ phiếu

9 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia được đưa ra chào bán trong dịp này, tương đương 20% vốn điều lệ của Công ty, với giá sàn là 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu từ ngày 5/9 - 2/10/2023. Nếu đợt chào bán thành công, vốn điều lệ của Công ty sẽ được nâng lên 450 tỷ đồng.

Bản cáo bạch về đợt IPO cho biết, nguồn vốn thu được sẽ dùng để bổ sung vốn lưu động và đầu tư vào Công ty cổ phần Sản xuất và Đầu tư Royal House - đơn vị sản xuất và chế tác đá thạch anh nhân tạo hàng đầu Việt Nam với công suất hơn 300.000 m2/năm.

Sau IPO, Công ty sẽ đưa cổ phiếu lên niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong tháng 12/2023.

Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia là doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch ốp lát, sản phẩm rải từ phân khúc phổ thông cho tới cao cấp, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty đã thiết lập được hệ thống phân phối trải dài từ Bắc đến Nam, với 3.000 cửa hàng, đại lý và showroom.

Với thị trường quốc tế, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Mỹ, Trung Đông…

Giai đoạn 2020 - 2022, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt bình quân lần lượt là 15% và 6%. Riêng năm 2022, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận lần lượt đạt gần 28% và 77% so với năm 2021.

Nửa đầu năm nay, do sức cầu của thị trường vật liệu xây dựng trong nước suy giảm, xuất phát từ việc nhiều dự án bất động sản ngừng thi công hoặc triển khai mới do các chủ đầu tư gặp khó khăn về dòng tiền, doanh thu và lợi nhuận của Công ty thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, với hơn 549 tỷ đồng doanh thu và 26 tỷ đồng lợi nhuận ròng.

Xem xét cơ cấu doanh thu của Công ty từ năm 2021 trở lại đây, có thể thấy, tỷ trọng đóng góp của gạch porcelain có sự gia tăng (năm 2021, chiếm 26%; năm 2022 tăng lên 29%; 6 tháng đầu năm 2023, chiếm 33%).

Ngược lại, tỷ trọng đóng góp của sản phẩm gạch ceramic lại đi xuống, từ mức 63% trong năm 2022 xuống còn 58% trong 6 tháng đầu năm 2023. Sự chuyển dịch về cơ cấu doanh thu này là kết quả của chiến lược phát triển các dòng sản phẩm mới, sản phẩm cao cấp và giảm tỷ trọng đóng góp của các sản phẩm phổ thông, có lợi nhuận thấp nhằm gia tăng biên lợi nhuận gộp.

Đáng chú ý, Công ty duy trì cơ cấu khá an toàn, với hệ số nợ trên tổng tài sản chỉ bằng 58% trong 2 năm gần nhất; nợ trên vốn chủ sở hữu tại ngày 30/6/2023 là 1,5 lần, tương đương mức trung bình ngành.

Ai đang sở hữu Royal Invest?

Theo Bản cáo bạch, Hoàng Gia được thành lập năm 2009 với mức vốn điều lệ đăng ký 49,3 tỷ đồng, tương ứng 4,93 triệu cổ phần và có 6 cổ đông sáng lập. Sau hơn 14 năm hoạt động và 6 lần tăng vốn, vốn điều lệ hiện tại của Hoàng Gia là 360 tỷ đồng, tương ứng 36 triệu cổ phần.

Ngành nghề kinh doanh chính của Hoàng Gia là sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (sản xuất gạch ceramic, granite). Gạch men ốp lát là sản phẩm chủ lực của công ty.

Hiện Hoàng Gia có 3 thành viên trong HĐQT, đó là ông Đinh Việt Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Thành viên Ủy ban kiểm toán công ty. Ông Việt Anh sinh năm 1965, tốt nghiệp Đại học Hàng hải Hải Phòng, ngành Kỹ sư Kinh tế. Hai thành viên còn lại là ông Phạm Hữu Phú, Thành viên độc lập HĐQT và ông Trịnh Xuân Hùng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Về cơ cấu cổ đông trước thềm IPO, tại ngày 30/6, Hoàng Gia có 17 cổ đông cá nhân trong nước. Ba cổ đông lớn của công ty gồm ông Đinh Việt Anh (nắm giữ 9,36 triệu cp, tỷ lệ 26%); bà Lê Thị Vi Na (8,87 triệu cp, 24,65%); và bà Nguyễn Thị Lê (6,78 triệu cp, tỷ lệ 18,85%). Sau IPO, cổ đông lớn của Hoàng Gia cam kết nắm giữ ít nhất 20% vốn của công ty. Nếu giữ nguyên số cổ phần hiện tại, tỷ lệ sở hữu của ông Đinh Việt Anh sau IPO là 20,8%.

Về hoạt động kinh doanh, hiện Hoàng Gia sở hữu 2 nhà máy với 5 dây chuyền sản xuất có công suất 16,5 triệu m2/năm đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Các sản phẩm của công ty chủ yếu được phân phối ở thị trường trong nước (chiếm 85%), 15% còn lại xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Châu Âu, Mỹ…

Trong cơ cấu doanh thu của Hoàng Gia, sản xuất và bán thành phẩm là các sản phẩm gạch chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân khoảng 85% và có xu hướng tăng qua các năm.Trong năm 2023, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 1.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 85 tỷ đồng (tăng 13% so với thực hiện năm 2022).

Như vậy, sau nửa năm hoạt động, công ty đã thực hiện lần lượt 39,2% chỉ tiêu doanh thu và 30,6% kế hoạch lãi sau thuế.

Về tình hình tài chính của doanh nghiệp, thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của công ty đạt gần 1.152 tỷ đồng, tăng khoảng 267 tỷ đồng so với đầu năm. Gần nửa tài sản của Hoàng Gia được tài trợ bằng nguồn vốn từ đi vay. Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty là 423 tỷ đồng và 10 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng của công ty được tài trợ bởi các ngân hàng như VietinBank, BIDV, Sacombank, Vietcombank.

Về chính sách cổ tức, trong năm 2021 và 2022, Hoàng Gia không thực hiện trả cổ tức cho cổ đông công ty. Sang năm 2023, công ty đặt kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ 10%. Tuy nhiên, bản cáo bạch không thuyết minh việc trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu.