CTG “gánh team” cả nhóm ngân hàng Các blue-chips trong rổ Vn30 đang yếu đi ngày một rõ hơn. Hôm nay một số cổ phiếu lớn cố gắng nâng đỡ VN-Index cuối ngày,ịchtrêntỷđồngcổphiếugiảmnhiềuhơntăbảng xếp hạng nhật bản 1 nhưng VN30-Index thì đỡ không nổi, đóng cửa phải giảm 0,11% so với tham chiếu. Số lượng cổ phiếu giảm giá trong rổ này cũng nhiều hơn số tăng. Nhóm ngân hàng suy yếu đáng kể nhất và chỉ còn CTG là mạnh. Cổ phiếu này tăng 2,66% tương đương mức cao nhất kể từ ngày 17/4/2018. Đáng chú ý hơn là CTG vẫn thu hút được lực cầu mạnh mẽ, không chỉ đẩy giá tăng mà còn tạo thanh khoản cực cao với 18,96 triệu cổ phiếu khớp lệnh và hơn 2,3 triệu cổ thỏa thuận. Tính về khối lượng thì đây cũng là mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2018, thời điểm CTG đạt đỉnh lịch sử. Các cổ phiếu ngân hàng khác không tốt. BID tăng không đáng kể 0,12%, TPB tăng 0,92%, VIB tăng 0,62%. Còn lại VPB giảm 1,77%, LPB giảm 1,69%, EIB giảm 0,87%, HDB giảm 0,46%, MBB giảm 0,24%, TCB giảm 0,8%, STB giảm 0,32%, SHB giảm 1,73%. Đặc biệt là VCB sụt giảm tới 2,57%. Đây là mức giảm một ngày sâu nhất kể từ phiên 15/6 vừa qua. VCB giảm mạnh một phần do áp lực bán từ khối ngoại khi khối này xả hơn 44% tổng khối lượng giao dịch trong phiên. Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng yếu như ngân hàng. VIC và VHM may mắn được kéo ngược giá trở lại tham chiếu trong đợt ATC, giảm gánh nặng cho VN-Index rất nhiều, đặc biệt là VIC vì trước khi quay về tham chiếu, VIC đang giảm tới 1,2%. VNM đóng cửa cũng giảm 0,46%. Ba cổ phiếu lớn khác tăng tốt là GAS tăng 1,18%, SAB tăng 3,59% và MSN tăng 3,12%. VN-Index đóng cửa tăng 1,69 điểm thì chủ yếu nhờ CTG, SAB, GAS là chính. Đối với các mã đầu cơ, sức mạnh cũng suy yếu một chút. CVT và POM thậm chí còn bị xả ở tận giá sàn. Riêng CVT đã bước sang phiên giảm sàn thứ 3 liên tục. Đây là hệ quả tất yếu của 10,5 phiên tăng trần liên tục. Các mã đầu cơ còn tăng mạnh là TDH, GVR ABS, DHC, TDG. TDG bước sang phiên trần thứ 3 liên tục. Thanh khoản khớp lệnh vượt 10.800 tỷ đồng Tổng giá trị giao dịch hôm nay bao gồm cả thỏa thuận hai sàn đạt trên 11.600 tỷ đồng, không quá lớn nhưng mức khớp lệnh thì rất lớn, lên tới 10.800 tỷ đồng. Đây là con số cao thứ hai trong tuần này, sau phiên gần 11.800 tỷ đồng hôm 1/12. Nếu chú ý thì hôm nay chính là phiên T+3 của hôm đó. Trên sàn HSX cứ 1 cổ phiếu giảm giá hôm nay chỉ có 0,81 cổ phiếu tăng giá. Với số lượng mã giảm nhiều hơn hẳn, thanh khoản cao hôm nay cho thấy có lực chốt lời mạnh. Ngay trong nhóm blue-chips cũng thể hiện rất rõ điều này. Các mã như TCB, MBB, STB, VPB đều có lượng giao dịch rất lớn và giá giảm mạnh. Mặc dù dòng tiền mua vào tuần này liên tục duy trì ngưỡng rất cao nhưng không phải lúc nào cũng giúp cổ phiếu tăng giá được rõ rệt. Chẳng hạn với rổ VN30, chỉ có một nửa (15 mã) là tăng cả tuần được hơn 1%. Hay như trong nhóm VN100, chỉ có 56/100 mã là tăng được trên 1% tuần này. Cả tuần này VN-Index cũng chỉ tăng được 11,27 điểm, tương đương trung bình 2,25 điểm mỗi ngày. Trong khi đó tuần trước trung bình mỗi ngày tăng 4,04 điểm và tuần trước nữa tăng 4,74 điểm. Rõ ràng là tốc độ tăng ở chỉ số đang chậm lại, tương phản với mức thanh khoản ngày càng cao. VN-Index kết thúc phiên hôm nay tiến lên 1.021,49 điểm, ngày càng sát đỉnh cao nhất của năm 2019. Bước tiến này đang phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kéo điểm số của các cổ phiếu vốn hóa lớn, còn mức tăng đang yếu dần, số cổ phiếu giảm giá đang nhiều lên. Giao dịch liên tục đạt con số trên 10.000 tỷ đồng thể hiện khả năng thu hút dòng tiền cực lớn. Nếu thị trường tiếp tục tăng thêm thì là điều tốt, bằng không đây là một gánh nặng khổng lồ khi thị trường đảo chiều. HSX | HNX | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | 10.036 tỷ đồng (+9%) | 527 triệu (+6%) | 770 tỷ đồng (-2%) | 60,6 triệu (+10%) |
Khánh Nhi |