游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:15:33
Trong một thời gian dài,ễphụcphảithểhiệnbảnsắcvănhoacuteatruyềnthốngdacircntộbxh bóng đá fifa lễ phục Nhà nước là vấn đề được dư luận quan tâm và gây ra nhiều tranh luận trên cả những kênh chính thống cũng như không chính thống… Nhưng đến nay, “hình dáng” của bộ lễ phục Nhà nước mới xuất hiện trong… bản thể lệ cho cuộc thi đi tìm mẫu lễ phục Nhà nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phát động.
Cần thiết có lễ phục Nhà nước
Trong quá trình hội nhập với thế giới, càng ngày sắc thái riêng của mỗi quốc gia càng được quan tâm. Trên thế giới, nhiều quốc gia có lễ phục và lễ phục đã góp phần thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của quốc gia đó. Trong các ngày lễ lớn và các nghi thức ngoại giao, lễ phục đã và đang khẳng định dấu ấn đặc trưng của văn hóa dân tộc, khẳng định bản sắc dân tộc và vị thế độc lập của một nền văn hiến quốc gia.
Ở ta, vấn đề thiết kế lễ phục Nhà nước đã được đặt ra từ năm 1991. Bộ Văn hóa, Thông tin lúc đó tổ chức thi thiết kế và đã nhận được một số mẫu thiết kế. Tuy nhiên, khi trình lên Hội đồng Bộ trưởng, những mẫu thiết kế này không nhận được sự đồng thuận. Cho đến năm 1999, Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN, mời một số nhà may đến may thử kiểu áo lễ phục cho nam giới nhưng cũng không thành công. Năm 2006, trong Hội nghị cấp cao APEC, chúng ta chỉ mặc bộ áo dài để chụp ảnh kỷ niệm… Qua những cuộc tiếp xúc này, tuy còn những ý kiến khác nhau về nhiều điểm, nhưng đều thống nhất ở việc cần có lễ phục của Việt Nam.
Đã có tiêu chí để lựa chọn
Trang phục áo dài Việt Nam giành được nhiều thiện cảm |
Sau khi thu thập ý kiến góp ý của các học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà thiết kế, các doanh nghiệp may… ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, cuối cùng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra một đề bài chung cho các mẫu thiết kế lễ phục để sử dụng trong các hoạt động quốc gia và quốc tế.
Bà Đoàn Thị Thu Hương bày tỏ, lễ phục Nhà nước là sản phẩm của trí tuệ tập thể, đại diện cho dòng chảy văn hóa của cả dân tộc, có kế thừa trên nhiều chiều nên lễ phục Nhà nước phải mang tính biểu tượng văn hóa, có tính thời đại và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam; đẹp, thuận tiện, phù hợp trong nghi lễ quốc gia và quốc tế; phù hợp với điều kiện khí hậu và vóc dáng của người Việt Nam; khuyến khích thực hiện bằng chất liệu truyền thống, sản xuất trong nước... nhận được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, bộ lễ phục Nhà nước được thiết kế theo hướng truyền thống hay hiện đại lại được ban tổ chức để mở, không áp đặt, cũng không định hướng cụ thể để các nhà thiết kế rộng đường cho tư duy sáng tạo. Căn cứ vào bộ thiết kế cụ thể để có thể chọn bộ truyền thống hay hiện đại làm mẫu lễ phục hoặc chọn cả hai bộ để tùy từng tình huống, trường hợp cụ thể khi sử dụng.
Nhà sử học Dương Trung Quốc gợi ý, thiết kế là vấn đề sáng tạo, nhưng trang phục là biểu thị lịch sử quốc gia. Do đó, về thời điểm lịch sử khi chúng ta chuyển đổi tiếp cận văn hóa từ văn hóa Trung Hoa sang văn hóa phương Tây là giai đoạn chúng ta chứng kiến những thay đổi căn bản không những trong cuộc sống người dân mà trong cả lễ phục. Người đầu tiên có những cách tân hiện đại cho những bộ trang phục truyền thống cần nói đến là Vua Khải Định khi sang Pháp với bộ cánh nửa Tây, nửa ta. Bộ cánh từng bị nhà cách mạng Phan Châu Trinh phê là lố lăng. Người thứ hai chính là cụ Phan Châu Trinh. Với tư cách là một người duy tân, muốn âu hóa, cụ đã chọn những bộ comple cổ điển nhưng chất liệu để may áo là vải tơ tằm nội địa. Bộ comple này thời đó được coi là mốt và được đặt tên là bộ cánh Phan Tây Hồ (đặt theo tên của cụ Phan Châu Trinh). Người có những kết hợp đông và tây hoàn hảo nhất là Vua Bảo Đại. Bảo Đại là người ý thức được trách nhiệm của quốc gia nên phải bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời lại là người được Âu hóa từ gốc nên khi trở về chấp chính, việc thay đổi đầu tiên của ông là thay đổi trang phục của triều đình trên phương hướng vẫn giữ bộ trang phục của dân tộc nhưng gọn gàng và tiện dụng hơn. Cách mạng thành công, nhà may Phú Thịnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thiết kế cho Bác kiểu áo phải luôn mở cổ áo… Đây là những gợi ý dựa trên nền tảng những giá trị đã trở thành kinh điển và thể hiện nền văn hóa Việt Nam là sự kết hợp giữa đông và tây.
Đề bài và gợi ý lời giải đã có, nhưng liệu sản phẩm cụ thể có được ra lò? Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, tuy đã đưa ra được bản thể lệ cho cuộc thi thiết kế mẫu lễ phục Nhà nước dựa trên ý kiến của số đông các chuyên gia nhưng mẫu lễ phục mới chỉ được hình dung trên lý thuyết, khó khăn nhất và cũng quan trọng nhất là phải tạo ra được sản phẩm cụ thể mà điều đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà thiết kế.
(Theo QĐND)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接