您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【số liệu thống kê về udinese gặp a.c. monza】Hóa chất độc hại cũng hiện diện trong quần áo

Nhận Định Bóng Đá48671人已围观

简介Hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải khiến cho quần áo cũn ...

Hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải khiến cho quần áo cũng trở nên độc hại. Nguy hiểm hơn,óachấtđộchạicũnghiệndiệntrongquầnásố liệu thống kê về udinese gặp a.c. monza những hóa chất này vẫn tồn tại dù giặt nhiều lần với nước. 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) đã phát hiện hàng ngàn hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải. Một số chất trong đó đã được chứng minh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí, bông hữu cơ vốn được coi là chất liệu an toàn cũng có chứa một số chất độc hại.

Nghiên cứu mới đây tại Thụy Điển được tiến hành tại 60 cơ sở may mặc lớn, kết quả ban đầu phát hiện hàng ngàn hóa chất trong quần áo và khoảng một trăm hóa chất đã xác định được tác hại sơ bộ.

Hóa chất vẫn tồn tại trong quần áo dù đã giặt nhiều lầnHóa chất vẫn tồn tại trong quần áo dù đã giặt nhiều lần. Ảnh minh họa

Giovanna Luongo, Tiến sĩ Hóa học tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) cho biết: "Một số hóa chất trong quần áo có độc tính cao. Tiếp xúc với các hóa chất trong quần áo làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng, nghiêm trọng hơn là gây ung thư da". 

Trong vải sợi polyester, nồng độ chất quinolines và các amin thơm là cao nhất. Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện. Sợi polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại vải truyền thống như bông. Nó không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu

Sợi bông thì chứa nhiều chất benzothiazoles, ngay cả quần áo được làm từ bông hữu cơ cũng phát hiện hàm lượng lớn chất này. Sợi bông là loại sợi thiên nhiên có khả năng thấm nước rất cao; sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Sợi bông có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ, dù vậy có thể giặt sạch được. 

Các nhà nghiên cứu đã giặt sạch các mẫu quần áo thí nghiệm và sau đó đo nồng độ của các hóa chất. Một số các chất đã được rửa sạch với nước nhưng phần lớn các chất vẫn tồn tại, trở thành mối đe dọa lớn với sức khỏe người dùng khi tiếp xúc da lâu dài.

Conny Ostman, Giáo sư Hóa học tham gia nghiên cứu cho biết: "Chúng ta mặc quần áo cả ngày lẫn đêm nên việc biết được trong quần áo có hóa chất gì là rất quan trọng. Hóa chất độc hại có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua làn da nên người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn nữa khi mua quần áo". 

Thái Hà

Camera ghi cảnh bà chủ tiệm bánh mì bị đánh hội đồng

Tags:

相关文章