Cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn,âydựngcáckịchbảnpháttriểnkinhtếkểcảphươngánxấunhấrio ave đấu với benfica dài hạn, trong đó có kịch bản theo phương án xấu nhất với khả năng dịch bệnh bùng phát trở lại vào mùa Thu, mùa Đông, dịch bệnh trên thế giới còn kéo dài, chưa thể khống chế trong năm 2020, chưa có vắc xin phòng bệnh, Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ. Sáng 20/5 sau báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo thẩm tra. Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả từ các giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các đối tượng, doanh nghiệpbị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đang được khẩn trương thực hiện đến với người dân, báo cáo thẩm tra nêu rõ. Làm rõ trách nhiệm giải ngân chậm vốn đầu tưcông Lưu ý những vấn đề nổi lên về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm, Uỷ ban Kinh tế nêu rõ, chỉ số giá tiêu dùng(CPI), lạm phát cơ bản bình quân tăng cao gây lo ngại về áp lực lạm phát cho các quý tiếp theo. Có ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị cần báo cáo về việc thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá một số mặt hàng thiết yếu (như thịt lợn hơi) tại các doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn trong cung cấp mặt hàng. Về thu ngân sách Nhà nước, cơ quan thẩm tra lưu ý việc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng với các biện pháp ưu đãi về thuế như gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cũng đã làm thu ngân sách nhà nước trong 4 tháng đầu năm giảm 5,9% so với cùng kỳ. Vấn đề tiếp theo được cơ quan thẩm tra lưu ý là giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên với tiến độ như hiện nay, để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 sẽ là thách thức rất lớn. Vốn giải ngân thực hiện một số công trình, dự ántrọng điểm quốc gia vẫn còn chậm. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân, cần chú trọng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Có ý kiến đề nghị làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công; dự án có vốn tồn đọng, chậm giải ngân sẽ điều chuyển sang các dự án có khả năng giải ngân cao, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh phản ánh. Về xuất khẩu, báo có thẩm tra nêu rõ, sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp giảm hoặc tăng thấp, bị ứ đọng rất lớn ở một số cửa khẩu. Trong bối cảnh nhu cầu lương thực trên thế giới tăng mạnh, nhiều quốc gia tăng dự trữ dẫn tới thị trường gạo rất sôi động, giá gạo thế giới tăng. Tuy nhiên, việc phối hợp điều hành xuất khẩu gạo thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp và bức xúc cho xã hội. Thời gian tới, cơ quan thẩm tra đề nghị quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cả trong ngắn hạn và hướng tới dài hạn. Trên cơ sở dự báo thời gian khống chế được dịch bệnh và mở cửa lại nền kinh tế của nước ta và các nước trên thế giới, Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, dài hạn, trong đó có kịch bản theo phương án xấu nhất với khả năng dịch bệnh bùng phát trở lại vào mùa Thu, mùa Đông, dịch bệnh trên thế giới còn kéo dài, chưa thể khống chế trong năm 2020, chưa có vắc xin phòng bệnh, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh. Uỷ ban Kinh tế cũng đề nghị đánh giá lại các chỉ tiêu, các cân đối lớn của nền kinh tế cho cả năm 2020 và cho cả giai đoạn 2016-2020. Chú trọng các chỉ tiêu như CPI, thu, chi, bội chi ngân sách, các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ, trả nợ Chính phủ; kiểm soát có hiệu quả những nhiệm vụ chi cần thiết, thực hiện tiết giảm mạnh hơn chi thường xuyên trong các hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước. Các chính sách kinh tế, chính sách tài chính, ngân sách, tín dụng để kích thích sản xuất và khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 (nếu có) phải bảo đảm đúng đối tượng, liều lượng và thời điểm, tính toán kỹ khả năng hấp thụ của nền kinh tế, không để hậu quả cho giai đoạn sau. Đề nghị tiếp theo từ Uỷ ban Kinh tế là tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19 quyết liệt, kiểm soát chặt các nguồn lây nhiễm từ nước ngoài, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trở lại. Triển khai nhanh, có hiệu quả các gói kích cầu phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm nếu có xảy ra |