Hội nghị về Giáo dục Thanh niên và Tương lai Nghề nghiệp được diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tháng 11 với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ 13 nền kinh tế khác nhau.
TheộinghịvềGiáodụcThanhniênvàTươnglaiNghềnghiệptạtottenham chuyển nhượngo báo cáo Embracing New Ways of Work 2021 của APO, lực lượng lao động toàn cầu sẽ trải qua những chuyển đổi đáng kể do những tác động mạnh mẽ từ sự tiến bộ công nghệ, thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu và sự thay đổi mô hình kinh tế. Chính vì vậy, việc đòi hỏi nhu cầu đổi mới phương pháp và chương trình giảng dạy, phát triển năng lực cho giáo viên và nhà quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở hạ tầng giáo dục và nâng cao ý thức không ngừng học tập cho lực lượng lao động, đặc biệt là thanh niên là điều vô cùng cấp thiết hiện nay. Đặc biệt là trong xã hội đòi hỏi những yêu cầu khắt khe, việc liên tục cập nhật các kỹ năng, kiến thức tiên tiến và thái độ có trách nhiệm xã hội để điều hướng môi trường làm việc trong tương lai cũng được quan tâm. Nhất là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thanh niên toàn cầu.
Hội nghị lần này được xem là nền tảng cho các nền kinh tế thành viên APO tìm hiểu về cách thức các chính phủ và cá nhân đang chuẩn bị cho tương lai với sự hỗ trợ của các công nghệ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tổ hệ thống và chính sách giáo dục để đáp ứng những thách thức và cơ hội trong tương lai.
Các đại biểu đến từ các quốc gia chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Trong 2 ngày của hội nghị, các diễn giả đã trình bày về những chiếc lược, cách thức giúp thế hệ thanh niên có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Phần trình bày đầu tiên từ Chuyên viên Cao cấp thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Linartes Viloria đã cung cấp một tầm nhìn tổng quan về các xu hướng và thách thức của lực lượng lao động trong tương lai. Ngoài ra, bà cũng trình bày về các chiến lược và sáng kiến nhằm đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, cũng như các yếu tố chính thúc đẩy lực lượng lao động trong tương lai (công nghệ, thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa) như quy định trong Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) số 8 của Liên Hợp quốc.
Bài trình bày tiếp theo, tiến sĩ Lei Guo, một trong những thành viên của Chương trình Đào tạo Lãnh đạo về Công nghệ Thông tin Trường Khoa học Máy tính thuộc Đại học Quốc gia Singapore, đã chỉ ra các chiến lược để thiết lập một môi trường thuận lợi, trang bị cho thanh niên những kỹ năng cần thiết khi làm việc trong nền kinh tế số cũng như các cơ chế giải quyết những thách thức về tư duy sáng tạo.
Cuối cùng, ông Jairaj Mashru, Cố vấn Quốc tế Hội đồng Kinh tế Sáng tạo Toàn cầu Ấn Độ, đã nhiều kịch bản về nghề nghiệp trong tương lai dựa trên kết quả phân tích về địa lý, ngành nghề và nhóm kinh tế - xã hội khác nhau. Đồng thời, trong phần trình bày của mình, ông Jairaj cũng đã đề xuất một số nội dung thảo luận: Những tiến bộ và thay đổi công nghệ; Sự phát triển của việc nghiên cứu trong các nhóm lao động; Những tác động đối với nghề nghiệp trong tương lai và các cách thức hành động.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị trong đó có những đoàn viên thanh niên trẻ có thành tích hoạt động tích cực trong Đoàn thanh niên
Hội nghị cũng tổ chức các phiên thảo luận nhóm và nghiên cứu tình huống. Các đại diện mỗi quốc gia sẽ được chia thành từng nhóm để cùng nhau trình bày, chia sẻ hiểu biết về nội dung được đề cập, cũng như đề xuất các hướng giải quyết. Trong buổi hội nghị lần này, đại diện Việt Nam cũng đã đặt ra một số câu hỏi liên quan đến việc làm sao để tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết vấn nạn thất nghiệp của người trẻ, hay chính sách giáo dục đào tạo như thế nào để giúp nguồn nhân lực trẻ đáp ứng với nhu cầu thời đại công nghệ số hiện nay.
Bảo Linh