当前位置:首页 > World Cup

【kết quả giải hạng nhất hàn quốc】Chậm cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành làm giảm năng lực cạnh tranh

kiem tra chuyen nganh

Lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều. Ảnh: TL

Kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo

Nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh,ậmcắtgiảmthủtụckiểmtrachuyênngànhlàmgiảmnănglựccạkết quả giải hạng nhất hàn quốc đã kiến nghị rất nhiều nhưng đến nay Bộ Y tế vẫn chưa giải quyết thỏa đáng về những bất cập trong quy định sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể nghị định quy định: Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt. Do đó, nếu áp dụng quy định này, một số loại thực phẩm chế biến sử dụng muối i-ốt không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều DN bị các thị trường từ chối nhập khẩu vì lý do trên, ví như tại thị trường Úc, Nhật…

Bên cạnh đó, nhiều DN cho biết thêm, các quy định về kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện vẫn còn rất chồng chéo, cản trở hoạt động của DN. Ví như quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong nông nghiệp, phải kiểm tra nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian khiến chi phí tăng cao và tuột mất nhiều cơ hội.

“Từ lúc DN đăng ký kiểm tra hàng hóa đến khi trả kết quả phải mất đến 72 giờ. Như vậy DN phải mất rất nhiều chi phí lưu kho bãi” - anh Lê Giang – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Vĩnh An chia sẻ.

Chưa hết, hiện tất cả các thực phẩm có chứa yếu tố thành phần là động vật nhập khẩu đều bị liệt kê vào danh sách phải kiểm tra dù đã có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu. Điều này cũng gây không ít tốn kém tài chính của DN nhập khẩu.

Ngoài ra, việc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, đồng nhất. Vẫn có tình trạng hầu như tất cả các lô hàng đều bị kiểm tra, dù có tỷ lệ vi phạm thấp.

Theo ý kiến của các chuyên gia, hiện nước ta đang có 3 cơ quan có trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm nông nghiệp là Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT và rõ ràng đang có sự chồng chéo trong kiểm tra. Ví như, hiện mặt hàng cafe nhập khẩu cũng vừa phải thực hiện kiểm dịch thực vật của Bộ NN&PTNT, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

“Theo thống kê, tỷ lệ hàng hóa phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành khi thông quan chiếm từ 30 - 35%, với những thủ tục rườm rà, chồng chéo. Điều đó vừa gây mất thời gian, công sức, tài chính của DN trong khi thực hiện thông quan hàng hóa, vừa làm mất cơ hội kinh doanh của DN, giảm cạnh tranh của DN” - bà Nguyễn Minh Thảo - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đánh giá.

Đừng để bị loại khỏi cuộc chơi thương mại toàn cầu

Theo thống kê hiện vẫn còn hơn 77.400 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, thời gian kiểm tra chuyên ngành trung bình là 76 giờ/1 thủ tục, gấp gần 3 lần so với các nước Asean 4.

Từ đầu năm đến nay, chỉ có duy nhất một văn bản quản lý kiểm tra chuyên ngành mới được ban hành. Đó là Quyết định 765/QĐ-BCT (ngày 29/3) của Bộ Công thương về việc công bố danh mục các sản phẩm, hàng hóa sắt, thép đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của bộ.

Như vậy, mặc dù có rất nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm các thủ tục kiểm tra chuyên ngành tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao. “Các thủ tục về kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều. Việc “rút gọn” các thủ tục vẫn còn chủ yếu là cơ học, hình thức, chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN về một môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng. DN vẫn đau đầu về vấn đề này” - bà Thảo nhấn mạnh.

Nói về câu chuyện này, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam đánh giá, thời gian qua, về thực chất các bộ mới chỉ cắt giảm những quy định nhỏ. Những mặt hàng có khối lượng thương mại lớn, kinh doanh nhiều chưa được “cởi trói”. Thậm chí nhiều nơi còn thực hiện cốt để lấy chỉ tiêu và có trường hợp còn làm nảy sinh thêm rắc rối cho DN.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Chính phủ yêu cầu trước tháng 6/2019, các bộ, ngành hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành và thực hiện việc công khai đầy đủ danh mục này.

Song, đánh giá kết quả đến thời điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta khó thực hiện được mục tiêu này bởi có nhiều bộ, ngành vẫn chưa thực sự vào cuộc một cách mạnh mẽ, kiên quyết.

Theo ông Lộc, nước ta đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do, với các cam kết về tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại xuất nhập khẩu… Trong bối cảnh đó, mục tiêu của Chính phủ là sẽ giảm từ 30 - 35% tỷ lệ hàng hóa phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành khi thông quan xuống còn khoảng 15%. Tức là hơn bao giờ hết vấn đề này được đặt ra cấp bách và nếu không thực hiện hiệu quả, theo đúng lộ trình cam kết thì nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi thương mại toàn cầu của Việt Nam là rất lớn.

“Do đó, điều quan trọng nhất là các bộ ngành phải chủ động vào cuộc thực hiện cắt giảm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành một cách thực chất, thực tế. Đồng thời, Chính phủ cần có quy định quy trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện cho từng bộ, ngành” - ông Lộc kiến nghị.

Tố Uyên

分享到: