您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【soi kèo hoàng anh gia lai】Học hiệu “Đại học Huế” sẽ vươn ra với thế giới 正文

【soi kèo hoàng anh gia lai】Học hiệu “Đại học Huế” sẽ vươn ra với thế giới

时间:2025-01-25 18:01:30 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

PGS.TS.Hoàng Hữu Hạnh, Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Đại học HuếCó 30 đại học khối ASEAN và 10 đại học soi kèo hoàng anh gia lai

PGS.TS.Hoàng Hữu Hạnh,ọchiệuĐạihọcHuếsẽvươnravớithếgiớsoi kèo hoàng anh gia lai Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Đại học Huế

Có 30 đại học khối ASEAN và 10 đại học khối EU tham gia Dự án SHARE. Việt Nam có ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh.

Với Dự án SHARE, ĐH Huế sẽ tham gia vào 2 hợp phần. thứ nhất là trao đổi sinh viên theo dạng chuyển đổi tín chỉ: đón nhận sinh viên và gửi sinh viên đi học trong khu vực ASEAN và EU trong thời gian 1 học kỳ theo hệ thống trao đổi tín chỉ. Việc trao đổi sinh viên giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN- EU đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hòa nhập, quốc tế hóa giáo dục ĐH. Thứ hai là, hợp phần Đảm bảo chất lượng, với hoạt động là cở sở được chọn để thực hiện các hoạt động đánh giá cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn kết hợp giữa ASEAN và EU. 

Được chọn là thành viên tham gia đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo trong khu vực ASEAN là một tin tích cực cho ĐHH về tiến bộ trong đảm bảo chất lượng. nhờ đây, tên tuổi ĐHH ngày càng rõ nét hơn trong mắt các tổ chức giáo dục quốc tế, tăng thêm sự công nhận học thuật mà các đại học, tổ chức giáo dục quốc tế hướng đến, để người học và người dạy được xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực toàn cầu hóa giáo dục. Đây là cơ hội rất tốt cho ĐHH cọ xát với kiểm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc tế, làm nền tảng để ĐHH tham gia đánh giá theo chuẩn AUN-QA, chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường ĐH thuộc khối ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance) sau này. Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA có 18 tiêu chuẩn với 74 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức. Chuẩn kiểm định chất lượng AUN đang là cái đích mà nhiều trường ĐH tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á hướng tới. Trong năm tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thay bộ công cụ mới, tương ứng nhiều hơn với AUN-QA. Như vậy, việc tham dự kiểm định của dự án SHARE đồng nghĩa với việc chúng ta đã đi đón đầu xu thế này so với các đơn vị khác trong nước.

* Để được chọn là cơ sở thực hiện đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo trong khu vực ASEAN, phải đáp ứng được tiêu chí gì? Việc được chọn tham gia đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo trong khu vực ASEAN sẽ buộc các trường ĐH thành viên ĐHH phải nâng cao chất lượng chương trình đào tạo như thế nào?

Tất cả các trường thành viên phải nỗ lực để kiện toàn lại tất cả các bộ phận trong guồng máy hoạt động đảm bảo chất lượng của trường ĐH, mà 2 mảng chính luôn luôn cần cải tiến chất lượng là đào tạo và khoa học. Về đào tạo, ngoài các chương trình đào tạo truyền thống, các trường cần xây dựng chương trình tiên tiến, chất lượng cao, các chương trình dạy bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, các chương trình hợp tác với nước ngoài, để có thể thu hút sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế. Có như vậy, đào tạo của chúng ta mới nâng tầm lên được và mới có thể hội nhập được với khu vực ASEAN trong lĩnh vực giáo dục. Về nghiên cứu khoa học (NCKH), số bài báo công bố quốc tế của chúng ta tăng rõ rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được chỉ số yêu cầu cần thiết. Chúng ta cần phải tích hợp nhiều hơn NCKH vào đào tạo ĐH, hướng đến việc đào tạo và học tập dựa trên nghiên cứu (research-based learning). Cũng trong khuôn khổ dự án SHARE, ĐHH chúng ta sẽ tham gia trao đổi sinh viên, trao đổi tín chỉ, trao đổi học thuật, công nhận kết quả học tập của nhau và chia sẻ các nguồn tài nguyên khác trong đó có NCKH giữa các trường ĐH trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, ĐHH đã trở thành một thành viên liên kết của Tổ chức Đảm bảo chất lượng mạng lưới các trường Đông Nam Á (AUN-QA) nhờ ưu thế là chúng ta toạ lạc trên một vùng đất nhân văn, vùng “đất học”. chúng ta có một đội ngũ giảng viên hùng hậu có học vị học hàm cao và các thế hệ sinh viên chăm chỉ, cần mẫn. Học hiệu “ĐH Huế” sẽ vươn ra với thế giới khi chúng ta đạt các chuẩn kiểm định quốc tế.

Các nước thành viên của Dự án Share tham gia hội nghị đối thoại chính sách

*Các trường ĐH thành viên ĐH Huế sẽ phải thay đổi những gì trong cách thức đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong khu vực ASEAN và xa hơn là vươn tới các chuẩn mực quốc tế?

Các tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục trong khuôn khổ SHARE chưa được công bố chính thức, nhưng sẽ có các tập huấn trong thời gian đến. Cơ bản, chúng ta cần kiên định với Tầm nhìn đến 2030 của ĐHH là “trở thành một trong những đại học nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và khu vực”, để từ đó có mục tiêu và chương trình hoạt động phù hợp, hợp lý với nguồn nhân lực, tài nguyên của đơn vị mình. Tiến hành điều tra khảo sát các bên có liên quan với quy mô lớn, định kỳ về tất cả các mặt liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. Kết quả điều tra được làm cơ sở cho việc rà soát, cập nhật chương trình đào tạo hàng năm. Xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng nước ngoài nhằm thu hút người học; đảm bảo tất cả chương trình đào tạo phải đạt chuẩn đầu ra (kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm). Bên cạnh đó, phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp hiện đại, tiếp cận các xu hướng đào tạo tiên tiến, có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu số hóa; đầu tư hơn nữa cho NCKH và chuyển giao công nghệ; kiện toàn đội ngũ giảng viên đảm bảo có trình độ chuyên môn cao, giảng dạy đúng với chuyên ngành được đào tạo, có phẩm chất tốt, có trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng với công việc; tạo ra một môi trường học thuật tiên tiến, hiện đại, có tính cạnh tranh cao, đề cao tính nhân văn và xã hội, và đặc biệt là hội nhập sâu rộng vào nền giáo dục đại học toàn cầu.

*Xin cảm ơn ông !

Chương trình học bổng SHARE (Support for Higher Education in ASEAN Region - Hỗ trợ giáo dục ĐH khu vực ASEAN) là một chương trình 4 năm được EU tài trợ tập trung vào giáo dục ĐH khu vực ASEAN thông qua việc đẩy mạnh hợp tác  giữa EU và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh và quốc tế hóa trong giáo dục ĐH ở các trường ĐH ASEAN, từ đó thiết lập nên một cộng đồng ASEAN thân thiện.

SHARE được khởi động từ tháng 5/2015 và sẽ kéo dài đến năm 2018. Các tổ chức thực hiện gồm: British Council, Campus France, DAAD, EP-Nuffic, EUA (Hiệp hội các ĐH Châu Âu) và ENQA (Hiệp hội Đảm bảo chất lượng Châu Âu). Các hợp phần của chương trình bao gồm: đối thoại chính sách, khung tham chiếu về chất lượng và đảm bảo chất lượng khu vực ASEAN, hệ thống chuyển đổi tín chỉ khu vực ASEAN, hệ thống chuyển đổi tín chỉ giữa ASEAN - EU, các chương trình học bổng trao đổi tín chỉ dành cho sinh viên. 

Ngọc Hà (thực hiện)