【mu vs barca c2】Thất mùa vì lúa “trổ cờ”

时间:2025-01-11 01:42:23来源:Empire777 作者:La liga

Mặc dù còn mấy ngày nữa là nông dân tại nhiều cánh đồng lúa Đông xuân sớm ở xã Vị Trung,ấtmavlatrổcờmu vs barca c2 huyện Vị Thủy, bước vào thời điểm thu hoạch. Nhưng lúc này họ cảm thấy lo lắng vì lúa ngoài ruộng bị “trổ cờ” khá nhiều, khả năng thất mùa, dẫn đến thua lỗ không nhỏ.

Nhiều diện tích lúa Đông xuân sớm sắp thu hoạch tại xã Vị Trung bị “trổ cờ”, lép hạt nghiêm trọng.

Nếu như cùng thời điểm này của những vụ Đông xuân trước thì cánh đồng lúa chuẩn bị thu hoạch ở ấp 13, xã Vị Trung đang vàng đồng và trĩu hạt. Còn bây giờ, hình ảnh dễ nhận thấy là có không ít ruộng lúa nơi đây đều có màu xám đen hoặc bông lúa vươn cao trắng xóa, mà nông dân thường gọi là “trổ cờ”, trên bông toàn là hạt lép. Theo bà con nông dân nơi đây, nguyên nhân của tình trạng trên là do lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông vào thời điểm lúa vừa trổ xong và kéo dài đến nay.

Với vẻ mặt buồn rầu khi nhìn 7 công ruộng (giống IR 50404) của gia đình đến ngày 15 tháng Chạp tới đây sẽ thu hoạch, anh Lê Minh Lực, ở ấp 13, nghẹn ngào cho biết: “Nhìn mẫu mã lúa lúc chưa trổ tôi đánh giá năng suất vụ này không thua năm rồi (1,2 tấn/công), nhưng khi lúa vừa trổ xong, bệnh đạo ôn cổ bông bất ngờ bùng phát mạnh và hiện đã ảnh hưởng khoảng 40% diện tích. Do đó, năng suất lúa chừng 600-700kg/công là cùng, khả năng là không có lời, trong khi vụ này của những năm trước có mức lợi nhuận gần 3 triệu đồng/công”.

Cũng theo anh Lực và nhiều nông dân nơi đây, lúa từ giai đoạn sạ đến thời điểm chuẩn bị trổ bông đều phát triển tốt và ít sâu bệnh. Thế nhưng, chẳng hiểu sao thời tiết chuyển mùa trong những ngày gần đây bất ngờ làm cho lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông diễn ra nghiêm trọng, dù người trồng lúa đã phun thuốc điều trị khá nhiều. “Nhiều năm qua, bà con nông dân ở đây đều tranh thủ gieo sạ sớm và cắt lúa trước tết nên đều được trúng mùa, bán được giá, nhờ vậy mà có tiền ăn tết sung túc. Riêng năm nay, làm lúa thua lỗ thế này chắc tết này kém vui”, anh Lực bày tỏ.

Không riêng gì nông dân ở ấp 13, mà hiện nay, nhiều nông hộ ở ấp 12, xã Vị Trung cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Tuy lúa bị ảnh hưởng bệnh đạo ôn cổ bông với tỷ lệ 5-10%, thấp nhất tại cánh đồng nơi đây, nhưng những ngày qua, ông Nguyễn Văn Em luôn lo lắng cho hơn 2ha lúa (giống IR 50404) của mình còn gần 10 ngày nữa sẽ thu hoạch. Vì thế, ông Em đang tranh thủ phun xịt thêm một đợt thuốc phòng ngừa nữa để bệnh không tiếp tục lây lan sang diện rộng.

Ông Em chia sẻ: “Thấy bệnh nhiều quá nên tôi đành tốn thêm công sức và tiền để mua thuốc về xịt cho an tâm, chứ mọi năm đâu có xịt cử thuốc vào lúc này. Một công ruộng tôi phun đến 2 bình thuốc (bình máy 25 lít) và phun ướt cả bông lúa để khống chế vi khuẩn”. Chỉ tay về các ruộng lúa xung quanh, ông Em thông tin thêm: “Mọi năm cũng xảy ra tình trạng lúa “trổ cờ” do bị bệnh đạo ôn cổ bông nhưng xa xa chỉ có một vài bông, còn bây giờ muốn trắng cả cánh đồng. Thậm chí có ruộng bị ảnh hưởng với tỷ lệ gần 50% diện tích”.

Ruộng của ông Em bị ảnh hưởng ít, một phần là do lúa trổ trễ 4-5 ngày vì phải gieo sạ lại lần 2, mặt khác nhờ ông chủ động các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Qua ghi nhận của chúng tôi, hiện các trà lúa Đông xuân bị nhiễm nặng bệnh đạo ôn cổ bông chủ yếu xuất hiện trên giống lúa IR 50404 và gieo sạ sớm để thu hoạch trước Tết Nguyên đán ở một số địa phương trên địa bàn huyện Vị Thủy, nhiều nhất là ở xã Vị Trung. Những ruộng lúa sạ sau, kể cả giống IR 50404 các địa phương khác tuy có bị bệnh nhưng tỷ lệ thấp, không đáng lo ngại.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy, hiện toàn huyện có khoảng 250ha lúa Đông xuân thu hoạch sớm bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, với tỷ lệ từ 3-5%, đặc biệt có nhiều ruộng bị ảnh hưởng nặng hơn nên khả năng giảm năng suất là chuyện khó tránh khỏi. Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho rằng: Nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa Đông xuân sớm ở xã Vị Trung là do bà con nơi đây không tuân thủ theo khuyến cáo của ngành chuyên môn trong việc cách ly thời gian canh tác giữa các vụ.

Cụ thể, là do họ tranh thủ xuống giống sớm, không đảm bảo thời gian cách ly nên mầm bệnh còn lưu tồn trong đất của vụ trước đã tiếp tục lây lan qua vụ Đông xuân này. Mặt khác, tuy bà con có đi thăm đồng nhưng chỉ xem phần trên cây lúa, không chú ý quan sát dưới gốc, trong khi phần gốc lúa thường bị bệnh đốm vằn. Đây là tác nhân chính gây ra bệnh đạo ôn cổ bông. Cho nên, khi bệnh bùng phát, bà con nông dân đã không kịp “trở tay”.

Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy khuyến cáo bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, kể cả quan sát trên và dưới gốc lúa để kịp thời phát hiện và phòng trừ có hiệu quả các loại dịch hại, trong đó có bệnh đạo ôn cổ bông. Ngoài ra, trong các vụ canh tác tới đây, nông dân cần tuân thủ về thời gian cách ly giữa hai vụ để cho đất được nghỉ ngơi và tiêu diệt được mầm bệnh lưu tồn, nhất là các ruộng đã bị nhiễm nặng trong vụ lúa này.

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

相关内容
推荐内容