| Cần duy trì áp suất tổn hao ít để sử dụng động năng của dòng khí thành điện |
Theóthểsửdụngkhícónhiệttrịthấfc ktpo nhóm nghiên cứu, các nhà máy điện khí chu trình hỗn hợp của Việt Nam như Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2, Phú Mỹ… đang sử dụng khí có thành phần CO2 thấp (<8%) từ nguồn khí Nam Côn Sơn và PM3-CAA. Tuy nhiên, dự báo trong tương lai, các nhà máy điện mới sẽ phải sử dụng khí nhiệt trị thấp, từ nguồn khí lô B - Ô Môn (CO2 chiếm khoảng 20%, nhiệt trị khoảng 35MJ/sm3), nguồn khí từ khu vực miền Trung (CO2 chiếm khoảng 30%, nhiệt trị khoảng 20MJ/sm3). Trong khi đó, mỏ Cá Voi Xanh khu vực miền Trung sơ bộ được xác định có trữ lượng khí rất lớn nhưng nhiệt trị thấp và có thành phần CO2 cao. Nguồn khí từ lô B - Ô Môn cũng có nhiệt trị tương đối thấp và CO2 cao. Trên thế giới hiện nay, các tổ máy turbine khí phát điện công suất lớn đều được thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành sử dụng phù hợp với nguồn khí tự nhiên tiêu chuẩn. Trong khi, các tiêu chuẩn về thiết kế chế tạo turbine khí và các quy định về nguồn khí sử dụng cho turbine khí như ANSI/ASME B133.7M - 1985 đều không quy định cụ thể về việc sử dụng khí có thành phần nhiệt trị thấp và thành phần CO2 cao đối với turbine khí. Để đảm bảo giá thành sản xuất điện khi sử dụng nguồn khí nhiệt trị thấp có tính cạnh tranh so với các dạng nhiên liệu khác, cần nghiên cứu đánh giá thành phần khí, nhiệt trị và các công nghệ áp dụng cho sản xuất điện. Trong khuôn khổ đề tài, nhóm đã nghiên cứu sử dụng nguồn khí này cho phát điện. Theo đó, nhóm tiến hành nghiên cứu các vấn đề phát sinh đối với các tổ máy turbine khí khi sử dụng khí nhiệt trị thấp; ảnh hưởng thành phần khí này đến công suất, vận hành, tuổi thọ turbine khí. Cụ thể, thành phần nhiên liệu; khả năng vận hành turbine khí và ảnh hưởng từ việc sử dụng khí phi tiêu chuẩn, tuổi thọ, công suất, hiệu suất và thay đổi tải của turbine khí khi sử dụng khí có thành phần nhiệt trị thấp. Theo kết luận của nhóm nghiên cứu: Các turbine khí hoàn toàn có thể sử dụng khí có nhiệt trị thấp và không ảnh hưởng lớn đến giá thành tổ máy. Nếu được thiết kế đặt hàng từ ban đầu, các turbine khí có thể vận hành bảo đảm công suất, hiệu suất và các tiêu chuẩn môi trường khi sử dụng khí này. Turbine khí mới sử dụng khí nhiệt trị thấp cần lưu ý đặc biệt đến một số các hệ thống, thiết bị phải được thiết kế phù hợp như: Hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống vòi phun nhiên liệu và ống lửa vào turbine khí. Đối với phần đuôi hơi cần phải được điều chỉnh để khai thác và tận dụng đầy đủ nguồn nhiệt từ khí thải turbine khí. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, đặc tính nhiên liệu khí cấp ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ, chế độ vận hành và bảo trì của turbine khí. Chất lượng và thành phần khí cấp ảnh hưởng đến kết cấu buồng đốt và các phần nóng của turbine khí. Turbine khí có thể vận hành với khí nhiệt trị thấp, thiết kế theo đặc tính khí. Khi sử dụng khí nhiệt trị thấp và thành phần CO2 cao, tuổi thọ turbine khí vẫn được bảo đảm, thời gian dừng máy để bảo dưỡng hệ thống buồng đốt sẽ ngắn hơn so với khi sử dụng khí tiêu chuẩn. Khi khí cấp có chất lượng thay đổi quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng vận hành an toàn của tổ máy. Turbine khí sử dụng khí nhiệt trị thấp phù hợp với vận hành ở chế độ tải nền và tải lưng, kém linh hoạt (so với khí tiêu chuẩn) ở chế độ tải đỉnh hoặc dao động tần số lưới ngay cả khi hệ thống buồng đốt và hệ thống điều khiển đã được cải tiến. Theo nhóm nghiên cứu, trong quá trình xử lý khí, các nhà phát triển mỏ và cung cấp khí cần duy trì áp suất tổn hao ít để có thể sử dụng được động năng của dòng khí chuyển hóa thành công suất điện và đảm bảo áp suất cao hơn so với khí tiêu chuẩn. |
|