Theúcbáchgiảingâbd bxh anh bo số liệu tổng hợp từ Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của các bộ, ngành, địa phương đến hết ngày 31/3/2020 là gần 61,6 nghìn tỷ đồng, mới đạt 13,09% kế hoạch Nhà nước giao. Con số này tuy tăng so với cùng kỳ năm 2019 song tỷ lệ giải ngân ba tháng đầu năm vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ.
Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân giảm sút thì việc phấn đấu giải ngân hết nguồn lực đầu tư công trong năm 2020 sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Xét theo đầu việc cần làm để giải ngân đạt kế hoạch, hiện nay có thể gạch ra 4 đầu dòng.
Thứ nhất là theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai của từng dự án, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án cần đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng... Đồng thời, tập trung chỉ đạo tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ dự án để hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Thứ hai là cho phép triển khai cơ chế giải ngân vốn vay nước ngoài trên môi trường điện tử, giải ngân không theo tỷ lệ cấp phát, cho vay lại.
Thứ ba là tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư; yêu cầu các chủ dự án, nhà thầu tập trung các nguồn lực, trang thiết bị để triển khai dự án ngay sau khi hoàn thành công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và thực hiện giải ngân vốn theo chế độ quy định. Quyết liệt chỉ đạo cắt giảm, điều chỉnh vốn từ dự án có tiến độ giải ngân chậm sang dự án có tiến độ tốt hơn.
Thứ tư là kết thúc năm 2020, trường hợp vốn đầu tư vẫn chưa giải ngân hết sẽ bị hủy bỏ để giảm bội chi NSNN năm 2020.
Bộ Tài chính vẫn đang cam kết đảm bảo đủ nguồn đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo tiến độ giải ngân nhiệm vụ đầu tư công nêu trên. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, chỉ mỗi cam kết của cơ quan này là không đủ, còn cần sự nỗ lực chung tay của các đơn vị triển khai.