Báo cáo "Đánh giá tác động của COVID–19 đến ngành điện Việt Nam và đề xuất” vừa được Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (VEEF) trình tới Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) là nghiên cứu được thực hiện bởi bên thứ 3 nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của một ngành kinh tếcụ thể trước tác động của dịch bệnh. Có 30 đơn vị đã tham gia lần đánh giá này với thành phần đến từ cơ quan quản lý nhà nước (03 đơn vị),àmdịchchuyểnnhucầusửdụngđiệbảng xếp hạng australia Tập đoàn Điện lực Việt Nam, khối phát điện (13 đơn vị), khối truyền tải (04 đơn vị), khối phân phối (09 đơn vị) trải rộng trên các vùng địa lý với đủ các thành phần kinh tế và loại hình phát điện. Nhu cầu điện giảm Trong đó, điện cấp cho công nghiệp - xây dựng chỉ tăng 0,72% so với cùng kỳ 2019; điện cấp cho dịch vụ thương mại giảm 11,75% so với cùng kỳ. Cũng có sự kết hợp ảnh hưởng của COVID-19 và tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài trên diện rộng làm cho nhu cầu điện của thành phần quản lý tiêu dùngtăng 6,54% so với cùng kỳ. Có thể thấy rõ sự sụt giảm nhu cầu sử dụng điện đối với khối khách sạn nhà hàng do khối này là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch COVID–19. Việc giãn cách xã hội, hạn chế nhập cảnh đã khiến hoạt động kinh doanh ngừng trệ và nhu cầu tiêu thụ điện giảm rất nhanh. Theo Báo cáo, đối với đa phần các công ty phân phối, lượng điện tiêu thụ từ khối thương mại như nhà hàng, khách sạn có sự tăng trưởng âm; khu vực công nghiệp xây dựng cũng bị giảm, khu vực sinh hoạt có tăng. Việc thay đổi về tiêu thụ điện với các đối tượng khách hàng cũng kéo theo sự thay đổi về thời điểm công suất cực đại khi chuyển từ ban ngày sang buổi tối trong giai đoạn COVID–19 (45% đơn vị được hỏi). Điều này hoàn toàn phù hợp với hiện tượng tăng nhu cầu sử dụng điện khối khách hàng dân dụng khi khối này có đặc điểm tiêu thụ điện nhiều vào cao điểm tối. Việc hỗ trợ tiền điện 2 lần cũng được cho là đã tác động tiêu cực đến doanh thu của các đơn vị điện lực. Các đơn vị vận hành lưới truyền tải, vì đặc thù của hoạt động truyền tải liên quan trực tiếp đến an toàn hệ thống điện, đều có những Quy trình làm việc chuẩn (SOP) chi tiết nên tác động của COVID–19 đến các đơn vị này là không đáng kể. Trang thiết bị của các đơn vị vận hành lưới truyền tải đều được trang bị hiện đại, tiên tiến và đáp ứng đủ nhu cầu làm việc từ xa, làm việc trực tuyến. Nhân lực của các đơn vị này cũng đều được đào tạo đầy đủ để đáp ứng nhu cầu này nên trong thời gian diễn ra COVID–19 ở Việt Nam, các đơn vị vận hành lưới truyền tải đều ứng phó tốt và không gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu thụ điện giảm nên sản lượng điện truyền tải trên lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối đều giảm so với kế hoạch được giao đầu. Tỉ lệ tổn thất lưới phân phối của các đơn vị giao động từ 4% đến 6,43%, một số đơn vị tỉ lệ tổn thất giảm so với cùng kì năm 2019 trong khi một số đơn vị có sự tăng tỉ lệ tổn thất năm. Có đơn vị cho hay, trong giai đoạn dịch COVID–19, một số khách hàng lớn ngưng sản xuất làm cho điện thương phẩm bán cho khách hàng này giảm. Mặc khác, điện hạ thế công cộng (điện sinh hoạt hộ gia đình tăng lên) làm ảnh hưởng như quá tải máy biến áp, quá tải dây dẫn…cục bộ đến một số trạm biến áp công cộng có thể ít nhiều gây tổn thất điện năng cho công ty. 70% các đơn vị được hỏi đã nhận định dịch COVID–19 khiến cho các dự án đang xây dựng bị chậm về tiến độ, 23% không bị ảnh hưởng và cũng không có dự án nào bị hủy do tác động của dịch bệnh. Thời gian chậm tiến độ của các đơn vị là khác nhau, đối với các đơn vị phát điện thời gian chậm từ 1,5 đến 2 tháng, đối với các công ty phân phối thời gian chậm tiến độ từ 1 tháng đến 6 tháng. Trong số các nguyên nhân của việc chậm tiến độ, đứng đầu là nguyên nhân liên quan đến chính quyền địa phương không thể hỗ trợ dự án giải phóng mặt bằng. Tại một số khu vực, do yêu cầu giãn cách xã hội một số dự án được yêu cầu tạm dừng thi công. Với các thiết bị vật tư, độ trễ của việc cung cấp là từ 1 đến 24 tuần. Một số nguyên nhân của việc trễ cung cấp là vấn đề giao nhận logistics, vấn đề đóng cửa biên giới hoặc do bên nhà máy cung cấp. Đại dịch COVID–19 cũng gây ảnh hưởng đến chuyên gia tư vấn/nhân viên nước ngoài do họ không thể đến làm việc hoặc phải quay về nước. Hạn chế chuyến bay, giấy phép xuất nhập cảnh và quy trình cách ly là các nguyên nhân dẫn tới việc các chuyên gia không thể sang theo đúng kế hoạch. Việc này dẫn đến một số vật tư thiết bị quan trọng cần có chuyên gia của nhà sản xuất giám sát lắp đặt thì không thực hiện được. Các đơn vị cũng có những biện pháp tình thế như các hoạt động đào tạo/trao đổi trực tiếp với các đối tác nước ngoài phải chuyển sang hình thức trực tuyến, thực hiện giám sát từ xa qua video, giám sát trực tuyến, hướng dẫn thực hiện qua các phương tiện công nghệ thông tin, mời chuyên gia từ những nước có kiểm soát dịch tốt và thực hiện cách ly theo quy định của Việt Nam (cách ly 14 ngày), điều chuyển chuyên gia đang ở Việt Nam từ các dự án khác. Các giải pháp này cũng phần nào khắc phục được ảnh hưởng của việc thiếu chuyên gia nhưng cũng không thể đảm bảo đúng tiến độ như kế hoạch đề ra trước dịch bệnh COVID– 19. Như vậy, về các dự án điện, Việt Nam cũng chịu tác động từ COVID–19 tương tự như các nước khác khi các dự án đều bị chậm tiến độ do ảnh hưởng bởi nguồn cung gián đoạn, chuyên gia thiếu khi không sang được đúng theo kế hoạch, việc sử dụng phương pháp trao đổi trực tuyến với chuyên gia chưa mang lại hiệu quả như làm việc trực tiếp. Một đặc điểm trong ngành điện là các đầu tưthường có giá trị lớn, do vậy các đơn vị trong ngành đều có các khoản vay bao gồm cả vay bằng ngoài tệ. Do đó, vấn đề giao động tỷ giá trong giai đoạn COVID–19 ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Đối mặt với việc đó, các đơn vị thường có duy trì quỹ dự phòng, tiến đến giảm nợ vay bằng ngoại tệ, thực hiện ước tính giá trị chênh lệch tỷ giá phát sinh ngay từ khi lập dự án. Cũng chỉ có 2/26 đơn vị được hỏi có áp dụng những ưu đãi, hỗ trợ về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng của dịch COVID–19 theo nội dung của công văn 897/TCT-QLN. Còn 14 đơn vị không được áp dụng. Hiện đại hơn để ứng phó dịch bệnh Trong quá trình triển khai các biện pháp ứng phó với COVID–19, thực tế chỉ ra rằng ngành điện cần được trang bị hiện đại hơn, cho phép vận hành, điều khiển, quản lý và giao dịch bằng các kênh, công cụ trực tuyến để giảm tối đa việc tương tác trực tiếp giữa người với người. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành điện phát triển theo hướng hiện đại hóa, áp dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0. |