【số liệu thống kê về benfica gặp rb salzburg】Sống xứng đáng với danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu
Mấy ngày qua,ốngxứngđngvớidanhhiệugiađnhvănhatiubiểsố liệu thống kê về benfica gặp rb salzburg ông Lê Văn Luân, ở ấp 5, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, vẫn chưa hết vui mừng và hạnh phúc, vì được bình chọn là gia đình văn hóa tiêu biểu của tỉnh, vinh dự nhận bằng khen của UBND tỉnh Hậu Giang. Với ông, gắn liền với niềm vui đó là nỗi lo, phải tiếp tục sống cho xứng đáng với danh hiệu này.
Chăm sóc cây kiểng là niềm vui của ông bà.
40 năm chăm chút mái ấm
Cứ sáng sớm, bà dọn dẹp nhà, ông cắt tỉa cây kiểng. Chốc lát bà lại mang ra cho ông ly nước, cái khăn ướt để lau mặt, rất tình cảm. Ông chia sẻ, hai ông bà lấy nhau đã 40 năm, có với nhau 5 người con, nhưng sống nhường nhịn, thuận hòa. Mỗi ngày, có chuyện vui buồn ông bà đều chia sẻ, để tìm tiếng nói chung. Chính sự thấu hiểu, chia sẻ việc nhà của ông, sự chăm chút, vun vén nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp của bà, đã làm cho mái ấm ấy suốt mấy chục năm qua luôn tràn ngập niềm vui.
Ngày các con còn nhỏ, gia đình rộn ràng hơn. Giờ các con đều lập gia đình, có cơ ngơi riêng, gia đình chỉ đông đủ mỗi dịp lễ, tết. Vậy nhưng không khí ấm áp vẫn tràn đầy… Hai người còn cố gắng tạo không gian xanh trong ngôi nhà của mình, để các con cháu được hít thở không khí trong lành, thư thái sau thời gian đi làm, đi học.
Để có được điều này, kinh nghiệm của ông là mỗi người phải biết nhường nhịn, bỏ bớt cái tôi cá nhân, cùng góp sức vun vén. Cha mẹ thì sống mẫu mực mới có thể dạy được con cháu biết kính trên, nhường dưới, chăm lo học hành. Rồi khi lớn lên, có gia đình riêng, các con ông tiếp tục học tập từ cách xây dựng và giữ vững mái ấm của cha mẹ mình, để làm cho tổ ấm nhỏ tiếp tục rộn niềm vui.
Ngồi bên ông, bà Nguyệt, vợ ông, góp vào câu chuyện: “Chúng tôi xây dựng gia đình từ hai bàn tay trắng. Hồi đó nghèo lắm, ổng đi giăng lưới, cắm câu, làm thuê, làm mướn, còn tôi làm bánh đi bán trong xóm, rồi chèo ghe đi bán đồ rẫy, kiếm từng đồng nuôi con. Cực khổ là vậy, nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy buồn, vì mỗi người luôn động viên để phấn đấu, làm hết sức mình để cho các con được học hành, có nghề nghiệp ổn định”.
Niềm ao ước của ông bà đã thành sự thật. Cả 5 người con đều có cuộc sống ổn định, ông bà có thể thảnh thơi an hưởng tuổi già. Đây cũng là lúc họ nghĩ đến chuyện chia sẻ cho những mảnh đời khốn khó, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho họ vượt qua và bước tiếp…
Sống tốt, sống có ích
Từ hai bàn tay trắng, ông bà đã lao động, chắt chiu để giờ đây, cuộc sống ổn định. Từ đó, ông nghĩ đã đến lúc nên nhín chút ít để giúp đỡ những người nghèo, những số phận kém may mắn, bệnh tật…, bởi mình cũng từng gặp không biết bao khó khăn khi bắt đầu xây dựng gia đình.
Hôm nhận bằng khen của UBND tỉnh, được chút ít tiền, ông gởi lại cho cán bộ ấp 5, nơi ông sống một ít để làm quà dành tặng người nghèo trong ấp. Thường ở địa phương, những ai nghèo khó, không có tiền trị bệnh, nếu ông biết, ông sẽ giúp theo khả năng của mình.
Mỗi tháng, ông còn mua gạo tặng cho bếp từ thiện của bệnh viện, cho người nghèo. Địa phương vận động là ông sẵn lòng đóng góp theo khả năng. Ông không giấu niềm vui: “Các con tôi thỉnh thoảng gởi quà về nhờ tôi cho người nghèo và ủng hộ vợ chồng tôi đi làm từ thiện. Tôi thấy vui và thỏa nguyện, vì các con biết suy nghĩ, biết sống vì người khác, giống như tôi quyết tâm dạy các con từ khi chúng còn nhỏ”.
60 tuổi, vợ chồng ông vẫn còn một khoảng thời gian dài phía trước để tiếp tục vun bồi cho mái ấm, dạy dỗ con cháu tiếp nối truyền thống gia đình, để xây dựng những gia đình nhỏ ngập tràn tiếng cười. Được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu ông tự hào lắm, nhưng cũng lo nhiều. Phải tiếp tục sống sao cho xứng đáng với danh hiệu đã đạt, với niềm tin và sự kỳ vọng của mọi người, tiếp tục góp công, góp sức cùng xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ