发布时间:2025-01-12 03:47:13 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Thị trường quả vải năm nay được kỳ vọng sẽ không còn lâm vào cảnh “được mùa rớt giá” hay ép giá nơi cửa khẩu khi vừa mới đây,ấtsangMỹÚcquảvảicócònbịlệthuộcvàothịtrườngTrungQuốbảng xếp hạng bóng đá anh mới nhất Úc và Mỹ chính thức công bố mở cửa với loại mặt hàng này. Thế nhưng, trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công thương chiều 1/6, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh vẫn tỏ ra khá lo lắng cho loại quả đặc sản này của Việt Nam.
Thứ trưởng cho biết, Úc đã mở cửa chính thức cho thị trường vải, tuy nhiên, quy trình đưa mặt hàng mới vào thị trường này phải mất từ 5-8 năm. Thế nên, để quả vải Vải sang được Mỹ, Úc phải xác định mất 4 -5 năm.
Việc được chấp thuận cho phép xuất khẩu và có chỗ đứng trên những thị trường khó tính này đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn để xây dựng quảng bá sản phẩm để giữ vững thương hiệu.
“Kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường lớn Mỹ, Úc không hy vọng 1-2 năm có được nhưng đây là bước đi quan trọng vì đã có sự chấp thuận kiểm định để đường chính đi vào thị trường đầy tiềm năng này. Vai trò của các doanh nghiệp rất quan trọng”, Thứ trưởng Tuấn Anh tin tưởng.
Do dự đoán trước tình hình khá thận trọng nên Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, năm nay, quả vải vẫn không tạo ra được những đột biến lớn, vẫn phải trông nhiều vào nội địa và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
“Năm nay vẫn không có đột biến nên tiêu thụ vải 200.000 tấn hay không cũng phụ thuộc vào nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc. Khả năng tiêu thụ của Trung Quốc và nội địa tương đương năm 2014 là 40% và 60%”, ông Tuấn Anh cho biết.
Vị lãnh đạo này cho rằng, việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho quả vải rất quan trọng. Vải không phải là mặt hàng phổ biến ở các nước phát triển nhưng đã được định hình với các quy mô nhất định nên càng cần phải quảng bá thương hiệu như cách làm thời gian qua ở tỉnh Bắc Giang.
Nói đến khu trung chuyển nông sản quan trọng ở cửa khẩu Lạng Sơn, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, đây là đề án được nêu trong khu kinh tế Đồng Đăng nhưng thời gian qua, doanh nghiệp quan tâm theo hướng xã hội hóa nhưng do khủng hoảng tài chính đã không thực hiện thành công và Chính phủ căn cứ nhu cầu đã giao cho Bộ Công thương và tỉnh Lạng Sơn rà soát, đánh giá.
Theo đánh giá sơ bộ, khu trung chuyển này có vai trò quan trọng với vai trò đầu mối lưu giữ sản phẩm nông sản và tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, địa phương trong giao thương với Trung Quốc, tránh ắch tắc và ùn tắc tại cửa khẩu như dưa hấu, thanh long đã xảy ra. Tuy nhiên, đây là 1 trong những giải pháp, còn lâu dài là tổ chức sản xuất nông sản, kể cả những mặt hàng mang tính thời vụ; tạo điều kiện tiếp cận thị trường nội địa Trung Quốc để đảm bảo lợi ích doanh nghiệp.
Trước đó, trao đổi với PV, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: Đến giờ phút này, doanh nghiệp (DN), nông dân và cơ quan quản lý Nhà nước đã sẵn sàng cho lô vải thiều đầu tiên được xuất khẩu. Khâu cuối cùng trong xây dựng bản đồ chiếu xạ vải thiều xuất sang Mỹ đã hoàn tất và được chấp nhận. Các DN tham gia xuất khẩu quả vải đi Mỹ, Australia đã đến Bắc Giang ký kết hợp đồng thu mua với các hộ dân đã được cấp mã số vùng trồng (hiện đã cấp cho tỉnh Bắc Giang 6 mã).Ngày 30-5, Công ty TNHH Rồng Đỏ (TP.HCM) đã đưa lô vải đầu tiên đi chiếu xạ để xuất khẩu sang Australia. Tiếp đó, Công ty TNHH Ánh Dương Sao cũng sẽ xuất quả vải đi Mỹ và Australia.
Tuy nhiên, nói về thực trạng DN xuất khẩu vải, ông Hoàng Trung nhận định: "Chỉ có 4 doanh nghiệp tham gia thu mua, xuất khẩu vải sang Mỹ và Australia, còn số DN tham gia thu mua, xuất khẩu vải sang các thị trường khác như châu Âu, Trung Quốc rất nhiều. Thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại cho quả vải của Bắc Giang và Hải Dương được đẩy mạnh. Hy vọng với tình hình này, việc tiêu thụ vải cho bà nông dân sẽ tốt hơn. "
Trà Phương-Trần Hoài
2 tấn vải thiều đầu tiên lên đường sang Mỹ
相关文章
随便看看