游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:50:29
Xin ông cho biết những sáng kiến của Việt Nam về hợp tác tài chính trong năm APEC 2017?ệtNamhọctậpđượcnhiềukinhnghiệmđểápdụngtrongthựctiễtỷ lệ đặt cược
Sáng kiến hợp tác tài chính trong năm APEC 2017 gắn liền với các trụ cột ưu tiên quốc gia của Việt Nam chủ trì Năm APEC, đồng thời triển khai chương trình hành động cụ thể của CAP (Kế hoạch hành động Cebu). Theo đó, 4 sáng kiến về hợp tác tài chính APEC 2017 được lựa chọn là: Tài chính cho cơ sở hạ tầng; xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận; tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; tài chính toàn diện.
Sáng kiến đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng hướng tới nhấn mạnh vai trò của cơ chế tài chính, đặc biệt là cơ chế chia sẻ rủi ro trong việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng (CSHT) thông qua hình thức công - tư (PPP) khả thi, qua đó thúc đẩy việc phát triển các dự án PPP trong khu vực.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn tối thiểu của sáng kiến về xói mòn thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) hướng tới tăng cường các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC nhằm triển khai các gói hành động Tiêu chuẩn tối thiểu BEPS do OECD khởi xướng.
Sáng kiến về tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai tập trung tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các giải pháp tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai, trong đó bao gồm cả việc xây dựng Chương trình giải pháp tài chính rủi ro thiên tai và các mô hình đánh giá rủi ro thiên tai.
Ưu tiên thảo luận chủ đề này với mục đích nhằm giúp cải thiện năng lực chống chịu và ứng phó với rủi ro thiên tai của các nền kinh tế APEC thông qua việc phát triển các giải pháp tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai, tăng cường năng lực giải quyết hậu quả rủi ro thiên tai và giảm thiểu gánh nặng chi ngân sách cũng như rủi ro đối với tài sản công.
Sáng kiến về tài chính toàn diện hướng tới thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về tài chính cho nông nghiệp và nông thôn. APEC tập trung thảo luận để tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính trong khu vực nông nghiệp nông thôn thông qua việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số, các phương thức dịch vụ tài chính mới như dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, dịch vụ ngân hàng không chi nhánh, phổ cập kiến thức tài chính cho cộng đồng, chính sách bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.
Vì sao Việt Nam chọn 4 chủ đề nói trên để thảo luận tại hội nghị SFOM lần này, thưa ông?
SFOM năm nay chọn 4 chủ đề như thế vì đây là những ưu tiên hợp tác trong tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 và là những vấn đề mà các nước thành viên APEC rất quan tâm.
Đây cũng là 4 nội dung nằm trong Chương trình hành động CEBU đã được Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC thông qua vào năm 2015 tại Philippine. Những nội dung này nhằm tăng cường sự kết nối giữa các nền kinh tế APEC và tập trung cho sự phát triển dài hạn trong tương lai cũng như thúc dẩy người dân trong quá trình hội nhập.
Một ý nghĩa nữa là 4 vấn đề này gắn với chủ đè quốc gia APEC 2017 là “Tạo động lực mới, vun đắp tương lai”, trong đó có 4 trụ cột liên quan đến phát triển tài chính cho DN nhỏ và vừa cũng như tạo sự kết nối cộng đồng APEC.
Ngoài ra, 4 chủ đề này cũng là ưu tiên của Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng KT-XH giai đoạn 2010-2020. Những chủ đề này rất thiết thực với sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Các nước thành viên APEC sẽ hợp tác với nhau như thế nào để triển khai 4 chủ đề trên, thưa ông?
Trong tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC có 3 sự kiện lớn là Hội nghị Thứ trưởng tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương tháng 2/2017, SFOM tháng 5 đang diễn ra và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính sẽ diễn ra vào tháng 10/2017. Đây là những diễn đàn để các thành viên APEC trao đổi đánh giá quá trình hợp tác. Bên lề tiến trình này có những cuộc hội thảo, qua đấy các thành viên APEC cũng như các tổ chức quốc tế chia sẻ những kinh nghiệm hay để chúng ta có thể học hỏi.
Đặc biệt, trong SFOM, chúng tôi tổ chức 2 cuộc hội thảo. Trong hội thảo đầu tư cơ sở hạ tầng do Bộ Tài chính tổ chức, chúng tôi cũng tìm ra những kinh nghiệm hay của Hàn Quốc, Chile, Mexico hay một số nước trong quá trình chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và tư nhân. Việt Nam cũng chia sẻ những kinh nghiệm của mình, từ đó có những cơ chế đối thoại hợp tác, tìm ra những bài học hay để áp dụng vào thực tiễn.
Trong quá trình hợp tác, các nước cũng có hình thức khác để hợp tác như trao đổi thông tin hoặc là cùng tham dự những cuộc hội thảo chung.
Với vai trò chủ nhà APEC 2017, Việt Nam thu được những gì sau các hội nghị của quan chức tài chính?
Với vai trò là chủ nhà 2017, Việt Nam đã chủ động đề xuất những nội dung mà Việt Nam quan tâm, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm hay trong quá trình bảo hiểm rủi ro thiên tai hay trong quá trình phát triển nền nông nghiệp, nông thôn. Chúng ta cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án PPP; chia sẻ những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện các hiệp định chống đánh thuế trùng nhất là khi chúng ta phải thực hiện các nguyên tắc tối thiểu trong xói mòn và chuyển lợi nhuận thuế.
Chúng ta cùng bàn với các nước thành viên để tìm ra tiếng nói chung, học hỏi kinh nghiệm của họ để có thể xây dựng lộ trình phù hợp cho Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接