当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lich đa c1】Chế tài nào chặn phân bón giả ra thị trường?

Những năm gần đây,ếtàinàochặnphânbóngiảrathịtrườlich đa c1 tình trạng sản xuất - kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho nông dân. Trong khi đó, hàng lang pháp lý, quản lý của nhà nước về nhóm ngành hàng phân bón còn nhiều bất cập, chế tài  xử lý chưa nghiêm, khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính bức xúc, nông dân bất bình...

Nông dân méo mặt vì phân giả

Hiện, cả nước có trên 500 doanh nghiệp sản xuất và 30.000 đơn vị kinh doanh phân bón. Tuy nhiên, mặt hàng phân bón chưa được quy định là mặt hàng sản xuất - kinh doanh có điều kiện, do đó, nhiều cơ sở nhỏ lẻ đã đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng phân bón, ảnh hưởng đến kinh tế người dân.

Chan phan bon gia

Phân bón giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nông dân. Ảnh minh họa

Ông Đặng Thanh Nhàn, thôn 2, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông cho biết, tháng 5 vừa qua, gia đình ông mua 3 tấn phân của Công ty cổ phần Vật tư Tổng hợp và Phân bón hóa sinh để bón cho 3 ha cà phê. Sau một thời gian, toàn bộ diện tích cà phê của gia đình ông héo rũ, lá và quả  non rụng nhiều, còn lượng phân bón thì không tan và đóng rêu xanh.

Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Đặng Thanh Nhàn, gia đình ông Nguyễn Đắc Tranh, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh mua phân NPK về bón lúa, nhưng lúa không phát triển. Bón cho các loại cây khác thì phân không hòa tan và bị vón cục. Cũng tại thời điểm đó, trong thôn có hơn 300 hộ thì có tới hơn 200 hộ mua phải loại phân bón này.

“Mua phải phân giả, kém chất lượng, gia đình tôi đã phải hai lần mua phân để chăm sóc lúa, cây màu. Điều này không những ảnh hưởng đến kinh tế gia đình mà còn ảnh hưởng đến thời vụ cây trồng, năng suất cây trồng...”, ông Tranh bức xúc.

Không thể thống kê được mỗi năm nước ta có bao nhiêu hộ nông dân mua phải phân bón kém chất lượng, phân bón giả, chỉ biết là thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp là rất nặng nề. Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng tồn tại nhiều năm qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp sản xuất chân chính, gây thiệt hại cho nông dân.

Chính sách quản lý thiếu đồng bộ

Ông Hà Huy San, Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình cho rằng, Nhà nước cần có biện pháp mạnh tay đối với nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Đồng thời, sớm ban hành Nghị định mới, đưa phân bón vào nhóm hàng hóa sản xuất và kinh doanh có điều kiện; siết chặt việc cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

“Cần quản lý chặt và gắn trách nhiệm đối với các hệ thống phân phối. Việc phân phối sản phẩm phải đúng địa chỉ và bảo đảm chất lượng hàng hóa. Các cơ quan quản lý Nhà nước tại các địa phương, đặc biệt tại các ngành nông nghiệp, công an, quản lý thị trường cung cấp các hồ sơ các loại phân bón; giới thiệu sản phẩm và tổ chức các hội thảo giới thiệu về sản phẩm phân bón và cách sử dụng phân bón”, ông Hà Huy San nói.

Theo ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), 9 tháng qua, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 62.000 vụ vi phạm pháp luật. Riêng phân bón, đã xử lý 350 vụ, tịch thu hơn 700 tấn phân bón giả, kém chất lượng.

Thủ đoạn phổ biến là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ dùng đất sét, xỉ than, bột đá… Có nơi còn dùng cả những chất gây hại cho đất, cây trồng để phối trộn thành phân NPK, sau đó, đóng bao bì, nhãn mác của các nhà sản xuất có thương hiệu để lừa người tiêu dùng. Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý nhiều vi phạm, nhưng nạn phân bón giả, nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp.

“Các lực lượng chức năng phải xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Do mặt hàng phân bón có nhiều bộ, ngành tham gia, do vậy rất cần có sự phối hợp giữa các ngành, các lực lượng chức năng trong việc đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm. Chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền, tuyên truyền không chỉ có lực lượng chức năng mà chính người dân cũng hiểu được tác hại của việc sản xuất phân bón kém chất lượng. Từ đó có những cách để chúng ta bảo vệ mình, đồng thời sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng tố giác các hành vi vi phạm để xử lý một cách triệt để”, ông Đỗ Thanh Lam nêu giải pháp.

Bộ Công Thương cho biết, dự thảo nghị định mới về quản lý sản xuất, buôn bán phân bón theo hướng đưa phân bón vào diện hàng hóa sản xuất, kinh doanh có điều kiện đã được trình Chính phủ. Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì mới được cấp Giấy phép sản xuất phân bón, đồng thời phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường.

TheoVOV

分享到: