Thông báo của Bộ Y tế cho biết,ảnhgiácvớiđạidịchcúmgiacầmlâysangngườty số ma cao năm 2015 nguy cơ ghi nhận thêm các trường hợp mắc cúm A/H7N9, Cúm A(H5N1) mới trên người là rất cao. Đối với cúm A(H5N6), A(H5N8) và cúm A(H5N2), trong khoảng thời gian cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, tại các nước như Đức, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận các vụ dịch do vi rút cúm A(H5N8) ở các trang trại gia cầm. Cuối năm 2014, Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) công bố phát hiện nhiều trang trại nuôi ngan/ngỗng có thủy cầm chứa vi rút cúm A(H5N2) là chủng vi rút cúm mới xuất hiện lần đầu tiên. Hiện trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm các vi rút cúm gia cầm nói trên ở người, tuy nhiên các chủng vi rút này có thể lây truyền từ gia cầm sang người. Tại Việt Nam, năm 2014 có 2 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, cả hai trường hợp đều tử vong, cả hai trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh. Tính từ đầu năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 127 trường hợp mắc, 64 trường hợp tử vong. Số mắc cao trong giao đoạn 2003-2010, từ năm 2011 ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc bệnh tại các địa phương. Năm 2015 chưa ghi nhận trường hợp mắc mới. Đối với các chủng vi rút cúm khác như A(H7N9), A(H5N8) và A(H5N2), đến nay vẫn chưa phát hiện trường hợp mắc phải trên cả gia cầm lẫn người tại Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ xâm nhập các trường hợp nhiễm cúm gia cầm vào Việt Nam là rất lớn. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ này cho biết đã ban hành cũng như chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh cúm A(H7N9) theo 4 tình huống dịch bệnh, bảo đảm việc đáp ứng phòng chống dịch một cách hiệu quả. Ngoài ra là tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, ủy ban nhân dân (các tỉnh, thành phố) khởi động toàn hệ thống vào cuộc để triển khai công tác phòng chống dịch tới các địa phương. Một số yêu cầu về phòng chống đại dịch cúm cũng được Bộ Y tế nêu ra như tăng cường giám sát các trường hợp nghi mắc cúm A(H7N9) từ các quốc gia đang có dịch; giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, triển khai xử lý ổ dịch triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Bên cạnh đó, phải chủ động cung cấp thông tin dịch bệnh để đảm bảo thông tin đến được người dân kịp thời; rà soát trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; duy trì các hoạt động của đội cơ động chống dịch, cấp cứu lưu động để sẵn sàng đi điều tra, xử lý ổ dịch, cấp cứu bệnh nhân, tổ chức thường trực chống dịch, trực cấp cứu điều trị bệnh nhân. "Phải đẩy mạnh kiểm tra giám sát, đôn đốc việc điều trị giảm tử vong, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp tết nguyên đán và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh...”, thông báo của Bộ Y tế nhấn mạnh./. Đỗ Doãn |